Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày

Sau những trận mưa lớn đầu mùa, tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu mùa nấm mối. Người dân kéo nhau vào rừng đi săn "lộc trời".

 

Dân sinh - Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày

Đến hẹn lại lên, sau những cơn mưa đầu mùa vào giữa tháng 5 hằng năm, nhiều người già, trẻ, trai, gái tại tỉnh Đồng Nai lại rủ nhau vào các khu rừng, khu vườn cao su tại địa phương để tìm kiếm nấm mối. Mùa nấm mối xuất hiện một lần trong năm, thường kéo dài khoảng 1 tháng.

Dân sinh - Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày (Hình 2).

Khác với các loại nấm khác, nấm mối là loại không ai cấy nuôi được, chỉ có trong tự nhiên, theo mùa vụ của năm tháng. Vì đây là loại nấm mộc thiên nhiên, cho nên nó được xem như lộc của trời và đất.

Dân sinh - Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày (Hình 3).

Anh Nguyễn Văn Tiến (42 tuổi, ngụ xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) cho biết, anh đi hái nấm mối cũng gần 30 năm. Từ hồi còn nhỏ, cứ mỗi lần sau những trận mưa đầu mùa, báo hiệu vào mùa nấm mối là anh theo chân gia đình cùng tìm nấm.

Dân sinh - Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày (Hình 4).

Theo anh Tiến, để tìm được nấm ngon phải tranh thủ dậy sớm, canh lúc 3 – 5h sáng thu hoạch là đẹp nhất. Bởi vì lúc này nấm mới nhú từ lòng đất lên vẫn còn nguyên búp. Nếu để tới sáng, nấm đã bung dù hoặc bị một số động vật, côn trùng ăn. Mỗi lần đi hái nấm, anh cũng hái được khoảng 2 – 3 kg/nấm, nếu tính ra với giá hiện tại thì trên 2 triệu đồng.

Dân sinh - Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày (Hình 5).

Việc đi săn nấm không chỉ dựa vào may mắn mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm. Nấm mối thường hay mọc xung quanh nơi mà năm trước đã có. Do đó, những người có thâm niên như anh Tiến sẽ dễ dàng tìm được nấm hơn. Anh Tiến chia sẻ kinh nghiệm, khi đào nấm mối không được dùng dao hay bất cứ thứ gì bằng kim loại. Bởi vì nấm mối nghe hơi (mùi) kim loại thì mùa sau sẽ lặn mất, không mọc nữa. Đây là kinh nghiệm dân gian của người dân địa phương, chứ không theo nghiên cứu khoa học nào. Vậy nên, anh Tiến chỉ sử dụng cành cây để đào nấm, để sang năm khu vực đó sẽ tiếp tục lên lại nấm.

Dân sinh - Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày (Hình 6).

Anh Hoàng Anh Tú (35 tuổi, ngụ xã Bình Lộc, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), người chuyên săn nấm mối cho biết, mỗi khi vào mùa cao điểm săn nấm, một lần đi anh có thể hái trung bình gần 5kg nấm mối, bán được vài triệu đồng. Số tiền cũng giúp gia đình anh trang trải trong những tháng mưa gió.

Dân sinh - Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày (Hình 7).

Anh Tú đi hái nấm từ bé nên mọi ngóc ngách trong khu rừng, khu vườn cao su tại địa phương, anh đều nắm rõ. Công việc hái nấm nhìn có vẻ nhàn nhưng thực chất lại rất vất vả. Người tìm nấm như anh phải đi nhiều giờ liền để tìm nấm, chưa kể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì rắn, rết, bọ cạp… Những loại này thường núp dưới những lớp lá dưới đất, không cẩn thận là bị chúng cắn ngay, rất nguy hiểm.

Dân sinh - Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày (Hình 8).

Theo anh Tú, càng ngày nấm càng ít lại, một phần do nhiều người cùng đi hái nấm và nhiều người không biết cách hái nấm nên làm mất ổ nấm mùa sau.

Dân sinh - Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày (Hình 9).

Được biết, nấm mối chứa nhiều các khoáng chất trong tự nhiên như: canxi, phốt pho, sắt, nhiều loại protein và các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là người bệnh có thể cải thiện được thể lực.

Dân sinh - Đồng Nai: Săn “lộc trời”, nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày (Hình 10).

Nấm mối có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như nấm mối xào mướp, cháo nấm mối, đổ bánh xèo, nấm mối quấn nướng giấy bạc… tạo ra một món ăn lạ miệng và thơm ngon. Chính vì vậy, nấm mối có giá trị rất cao, giá dao động từ 600.000 – 800.000 đồng/kg, thậm chí giá đầu mùa còn có thể tăng lên hơn 1 triệu đồng/kg vẫn khan nấm để bán.

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/dong-nai-san-loc-troi-nong-dan-kiem-tien-trieu-moi-ngay-a165964.html