Lễ hội Gióng đền Phù Đổng tại xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Tp.Hà Nội) được diễn ra từ ngày 8/5 đến 17/5 (tức mồng 1/4-10/4 Âm lịch). Tại lễ hội này sẽ tái hiện lại trận đánh hào hùng của Thánh Gióng trong buổi đầu dựng nước, chống lại giặc Ân xâm lược.
“Ông Hổ” trong Phường “Ải Lao” đội quân tổng hợp.
Mỗi làng chọn ra một thanh niên trẻ đóng vai ông Hiệu với các vai ông Hiệu Chiêng, ông Hiệu Trống, ông Hiệu Cờ, ông Hiệu Trung Quân.
Tham gia lễ rước có sự góp mặt của rất nhiều trẻ em và người lớn xã Phù Đổng vào các vai các Phù Giá.
Sau khi nghe hiệu lệnh, người trong đoàn rước hét lớn: "Reo lên nào! Dẹp ra nào!" tạo nên không khí náo nhiệt.
Màn tái hiện Thánh Gióng đánh giặc Ân tại Lễ hội Gióng thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.
Lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng. Sau khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận đánh giặc cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan giặc Ân, Gióng về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời. Từ đó, Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử, bảo vệ sự thái bình cho đất nước và thịnh vượng cho muôn dân.
Các em nhỏ trong vai người hầu (người thân cận nhất với ông Hiệu) cắt tóc 3 chỏm và được trang điểm cầu kỳ.
Đoàn rước kéo dài hàng trăm mét rước trên đê thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.
Để tránh cảnh đánh nhau, cướp chiếu, cướp lộc Thánh như những năm trước đây, lực lượng chức năng chặn không cho người dân và du khách vào khu vực tái hiện trận đánh.
Màn biểu diễn của "Ông Hổ" tại hội trận.
Khu đất diễn ra màn tái hiện trận đánh cũng được cách ly bởi mương nước tránh người dân chen nhau lao vào cướp.
Người dân và du khách ngồi kín xung quanh bờ để có thể theo dõi màn hội trận từ xa.
Lá cờ phướn màu đỏ trên có chữ "Lệnh" được ông Hiệu Cờ phất lên, đứng trên 3 chiếc chiếu tái hiện lại cảnh kéo quân đánh trận. Trận đánh Soi Bia, ông Hiệu Cờ múa cờ Lệnh với các động tác múa cờ Thuận và múa cờ Nghịch, thể hiện sự mưu lược sáng tạo trong Binh Pháp
Người dân quanh vùng quan niệm, hễ ai cướp được một mảnh chiếu hay chiếc bát đem về thờ sẽ gặp may mắn.
Một người dân may mắn cướp được một mảnh chiếu đem chia cho nhiều người khác.