Theo khoản 4 Điều 11 Luật này, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu, gồm màu xanh, vàng và đỏ. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông như sau:
Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp;
Trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác. Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
Hiện hành, Luật Giao thông đường bộ 2008 chỉ quy định tín hiệu xanh là được đi. Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; Nếu tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi tuy nhiên phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
Bổ sung trường hợp chở 3 người trên xe máy không bị phạt từ 1/1/2025
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về các trường hợp được chở 3 trên xe máy từ 1/1/2025 có sự thay đổi so với trước.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 33 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, số 36/2024/QH15 quy định người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ 4 trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Trẻ em dưới 12 tuổi;
- Người già yếu hoặc người khuyết tật.
Như vậy, từ ngày 1/1/2025, bổ sung thêm trường hợp được chở tối đa hai người (tức trên xe có tổng cộng 3 người) là chở người già yếu hoặc người khuyết tật.
Như vậy, theo quy định mới, thay đổi độ tuổi trẻ em được ngồi trên xe gắn máy khi chở thêm tối đa 02 người xuống 12 tuổi. Đồng thời bổ sung thêm trường hợp người già yếu hoặc người khuyết tật.
Minh Hoa (t/h)
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/quy-dinh-moi-ve-den-tin-hieu-giao-thong-tai-xe-can-biet-a175503.html