Giá cà phê tuần qua giảm từ 800 đồng/kg đến 1.000 đồng/kg tại các địa phương. Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk lần lượt giảm 800 - 900 đồng/kg, ghi nhận ở chung mức 123.000 đồng/kg.
Thương lái tại Lâm Đồng và Đắk Nông đang thu mua cà phê với giá thấp nhất và cao nhất là 122.600 đồng/kg và 123.100 đồng/kg, tương ứng giảm 900 đồng/kg và 1.000 đồng/kg.
Giá cà phê đã có xu hướng giảm sụt trong suốt ba tuần qua, để đụng mức thấp nhất trong 4 tuần vào hôm qua, thứ Năm. Áp lực thu hoạch cà phê từ Brazil cùng với sự suy yếu của đồng Real đã phối hợp đánh bạt giá cà phê.
Dữ liệu thương mại của chính phủ Indonesia từ Sumatra, hòn đảo sản xuất cà phê hàng đầu Indonesia, đã báo cáo rằng xuất khẩu cà phê robusta của hòn đảo trong tháng 6 là 130.367 bao, thấp hơn 51,89% so với cùng kỳ năm ngoái.
Niên vụ cà phê mới từ tháng 4 năm 2024, trong đó khoảng 85% là cà phê robusta và phần còn lại là cà phê arabica, được dự báo thận trọng có khả năng đạt mức trung bình là 10,90 triệu bao.
Giá hồ tiêu đồng loạt tăngTại khu vực Đông Nam Bộ tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg ở một vài địa phương so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 146.000 -147.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước Bà Rịa - Vũng Tàu là 147.000 đồng/kg.
Giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 147.000 đồng/kg tăng 500 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 146.000 đồng/kg giữ nguyên giá so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 147.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 147.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay giữ ở mức 147.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 7.176 USD/tấn, giá tiêu trắng Muntok đạt 8.793 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.750USD/tấn,. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá mãng cầu xiêm giảm ở mức thấpGiá trái mãng cầu xiêm tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm thêm khoảng 5.000-10.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng và đang ở mức thấp những trong nhiều tháng qua.
Gần đây, giá trái mãng cầu xiêm nông dân tại nhiều nơi bán xô tại vườn cho thương lái ở mức 14.000-15.000 đồng/kg. Còn mãng cầu xiêm loại 1 (đạt chuẩn xuất khẩu) được nhiều doanh nghiệp và vựa trái cây thu mua tại vựa với giá 20.000 đồng/kg. Mức giá này đang thấp hơn 20.000 đồng/kg so với hồi đầu năm.
Biến động giá ở mặt hàng sầu riêng TháiGiá sầu riêng cao nhất ở miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ và thấp nhất ở Tây Nguyên. Giá tại vườn sẽ thấp hơn từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với giá cập nhật tại vựa tùy theo thương lái mua theo hình thức nào, mua xô hay mua lựa giá.
Tại khu vực miền Tây Nam Bộ giá sầu riêng hôm nay giảm so với ngày hôm qua ở mặt hàng sầu riêng Thái. Chủng sầu riêng Ri6 đẹp đạt 62.000 – 65.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 xô đạt 52.000 – 55.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 82.000 – 85.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 62.000 – 65.000 đồng/kg tiếp tục giảm so với phiên trước.
Đối với sầu riêng khu vực miền Đông Nam Bộ giảm nhẹ so với hôm qua. Cụ thể, giá thu mua tại vựa, Ri6 đẹp 60.000 – 62.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 50.000 – 55.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 82.000 - 85.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 62.000 – 65.000 đồng/kg.
Tại khu vực Tây Nguyên giá sầu riêng Ri6 đẹp ở mức 58.000 - 60.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 50.000 – 52.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 80.000 – 85.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 60.000 – 62.000 đồng/kg.
Na Chi Lăng bước vào chính vụ thu hoạchThời điểm này, na Chi Lăng bước vào chính vụ thu hoạch nên bà con nông dân trồng na ở các xã vùng núi đá huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn thức giấc từ sáng sớm, tất bật lên núi thu hái những quả na căng mọng, sắp "mở mắt" để đưa xuống các chợ thu mua tập trung ngay dưới chân núi.
Chợ na Lân Giao (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng) - một khu chợ dân sinh nằm bên Quốc lộ 1A (cũ) - được ví như "bến cảng" của na. Tại đây, những thúng na cỡ nửa tạ nặng trĩu lần lượt được chuyển bằng ròng rọc từ trên núi xuống băng qua những thung lũng nhỏ với vô số mỏm đá tai mèo sắc nhọn.
Theo đánh giá từ các hộ nông dân, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện rất tốt để cây na sinh trưởng và phát triển; nhiều quả to và mẫu mã đẹp nên giá bán cũng ổn định. Giá na đầu vụ được các thương nhân thu mua với giá từ 35.000-50.000 đồng/kg tùy loại; giá bán lẻ na dai Chi Lăng loại quả mẫu mã đẹp đầu vụ có giá từ 55.000-60.000 đồng/kg, thậm chí lên đến 80.000 đồng/kg.
Giá cao su biến động trái chiềuTại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2024 tăng 0,31% lên mức 325 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6 giờ sáng 4/7 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 0,07%, ở mức 14.355 nhân dân tệ/tấn.
Bộ Công Thương Việt Nam nhận định, xuất khẩu cao su sẽ gặp khó khăn do nhu cầu giảm tại Trung Quốc, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam.
Nhu cầu cao su tại Trung Quốc giảm, ảnh hưởng bởi sự sụt giảm trong doanh số bán ô tô, với dự báo nhu cầu năm 2024 chỉ còn 7,35 triệu tấn.
Dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy sự giảm mạnh trong nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp trong tháng 5, chỉ đạt 485.000 tấn.
Tổng lượng nhập khẩu cao su của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 5/2024 giảm 16,6%, so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn chứng kiến tăng trưởng xuất khẩu cao su sang các thị trường lớn như Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, và Đài Loan, với mức tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm.
KHÁNH LINH (tổng hợp)
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/gia-nong-san-48-na-chi-lang-vao-mua-gia-cao-sau-rieng-thai-giam-a176250.html