Tin liên quan
Phụ nữ và thanh niên tích cực dẫn đầu công tác truyền thông phòng, chống mua bán người
Vùng “rốn lũ” Hà Nội: Nước rút tới đâu, tổng vệ sinh môi trường ngay tới đó
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo an toàn cho cộng đồng người Việt
Theo đó, Sở Y tế đã thành lập 2 đoàn kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng chống lụt bão; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội đã tổ chức giám sát 17 xã, phường tại 9 quận, huyện, khu vực có nguy cơ trước mùa bão lũ.
Tại huyện Chương Mỹ, Trung tâm Y tế đã cấp gần 200kg cloramin B 25% đến các xã, thị trấn bị ngập lụt phục vụ công tác xử lý nguồn nước và môi trường, tiếp tục cung cấp bổ sung cho các đơn vị có nhu cầu. Phân công cán bộ giám sát thường trực 24/24 giờ và 04 đội cơ động tiến hành theo dõi, giám sát, hỗ trợ đối với những xã, thị trấn bị ngập.
Cùng với đó, Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ đã thống kê các sản phụ dự kiến sinh tại các xã bị ngập úng; phân công cán bộ y tế theo dõi sát tình trạng của các sản phụ, hướng dẫn di chuyển đến nhà người thân tại các vùng không bị ngập. Có phương án sẵn sàng phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện đưa các sản phụ đến bệnh viện và cấp cứu kịp thời với các trường hợp phát sinh.
Đối với xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ có 3 thôn bị cô lập hoàn toàn, Trạm Y tế đã tổ chức cấp thuốc tại nhà cho những trường hợp người dân bị bệnh mạn tính; bệnh ngoài da, mắt, tiêu chảy…
Còn tại huyện Quốc Oai, công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh được ngành Y tế và chính quyền địa phương triển khai thực hiện, Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai đã cấp phát 10kg Cloramin B 25% đến các xã bị ngập phục vụ công tác xử lý nguồn nước và môi trường; chỉ đạo trạm y tế tăng cường công tác khám chữa bệnh, hướng dẫn và xử trí người bệnh tại các vùng bị ngập.
TS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho biết, trước tình hình mưa lũ kéo dài tại một số huyện ngoại thành, Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện và trung tâm y tế thành lập các tổ cấp cứu cơ động, đội phòng chống dịch cơ động, như tại huyện Chương Mỹ đã thành lập 04 tổ cấp cứu cơ động, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc phục vụ việc khám chữa bệnh cho người dân tại các vùng bị ngập úng.
Đặc biệt, các vùng bị nước lũ cô lập hoàn toàn, tổ cấp cứu cơ động đến tận nhà dân để triển khai công tác cấp cứu khi có yêu cầu, đưa người dân đến bệnh viện kịp thời.
Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai công tác đáp ứng y tế, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân. CDC Hà Nội đã thành lập 05 tổ chống dịch cơ động hướng dẫn các trung tâm y tế, phối hợp với chính quyền các cấp chuẩn bị cơ số Cloramin B 25% đủ để nước rút đến đâu thực hiện vệ sinh môi trường đến đó, đảm bảo phòng chống dịch bệnh.
TS Nguyễn Đình Hưng cũng lưu ý, trong mùa mưa lũ người dân cần chú ý đến các bệnh về mắt, da liễu, tiêu chảy, sốt xuất huyết, các bệnh liên quan đến thực phẩm… Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã thành lập 05 tổ cơ đội cơ động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra ngộ độc thực phẩm đối với các khu vực bị ngập úng.
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/so-y-te-ha-noi-tang-cuong-cong-tac-dap-ung-y-te-trong-va-sau-mua-lu-a176456.html