Măt trận là cầu nối củng cố khối đại đoàn kết của tất cả tầng lớp nhân dân

(PNTĐ) - Sáng 22/8, trong khuôn chương trình Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội, 5 diễn đàn trao đổi, thảo luận được tổ chức tại 5 quận. Theo đó, diễn đàn “Phát huy vai trò của Tổ chức thành viên, đội ngũ nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc” được tổ chức tại quận Hoàn Kiếm.

Tham dự Diễn đàn, về phía đại biểu Trung ương có đồng chí Vũ Đăng Minh – Trưởng ban Tôn giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Mạnh Quang – Phó Ban Dân tộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Về phía đại biểuThành phố Hà Nội có: Đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung– Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; Đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN Thành phố và 73 đại biểu chính thức của Đại hội.

Biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của các bậc tiến nhân đã có công dựng nước, - vì dân, vì nước

Trước khi vào Diễn đàn, 73 đại biểu chính thức của Đại hội đã tới dâng hương tại quần thể di tích Công trình tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ và di tích lịch sử văn hóa Đình Nam Hương.

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, vào đầu thế kỷ 15, dưới sư lãnh đạo thiên tài của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc thắng lơi, đánh đuổi giặc Minh, chẩm dứt 20 năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc trên đất nước ta ở thế kỷ 15, khắp non sông vang lên khúc ca khải hoàn.

Măt trận là cầu nối củng cố khối đại đoàn kết của tất cả tầng lớp nhân dân - ảnh 1
Các đại biểu thành kính tưởng nhớ Vua Lê Thái Tổ.

Sự kiện đăng quang của Vua Lê Thái Tổ ở Đông Đô năm xưa đã đi vào lịch sử, trở thành dấu mốc lịch sử lớn trong sự ngưỡng vọng, tôn vinh của dân tộc. Để tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Vua Lê Thái Tổ, chính tại nơi đây bên Hồ Gươm, gắn với sự tích huyền thoại “Vua Lê trả lại gươm báư” đã dựng nên tượng đài của Người gắn với Đình Nam Hương tạo thành một quần thế di tích lịch sử văn hóa trang nghiêm cổ kính, nơi bảo lưu những truyền thống văn hóa - tốt đẹp giữa lòng Thủ đô, một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng hấp dẫn có giá trị tiêu biểu, đã đi vào tiềm thức bao đời, trở thành một biểu tượng hòa bình và ý trí quật cường của dân tộc.

Quần thể di tích "Công trình tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ" và “Di tích lịch sử văn hoá Đình Nam Hương” đã được Nhà nước xếp hạng năm 1995, là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, nhằm giữ gìn, bảo tồn và lưu truyền mãi mãi cho các thế hệ mai sau.

Để tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của các bậc tiến nhân đã có công dựng nước, - vì dân, vì nước.

Trước anh linh đức Vua Lê Thái Tổ, đoàn Đại biểu đã thành kính dâng hương, dâng hoa, nguyện tiếp tục phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, gìn giữ và phát huy những di sản mà cha ông để lại, đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm, sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trên đại bàn Thành phố trong sạch vững mạnh, xây dựng Thành phố Hà Nội ngày càng văn minh, giàu đẹp, xứng đáng là Thủ đô ngàn năn văn hiến, Thành phố vì Hòa Bình.

Măt trận là cầu nối củng cố khối đại đoàn kết của tất cả tầng lớp nhân dân - ảnh 2
Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm - Trưởng ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam Thành phố phát biểu.

Thông qua Diễn dàn “ Phát huy vai trò của Tổ chức thành viên, đội ngũ nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc” để đánh giá toàn diện các chương trình hành động của Đại hội nhiệm kỳ 2019-2024, chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, đề ra phương hướng, chương trình hành động nhiệm kỳ 2024-2029. Nhằm phát huy giá trị văn hóa của di sản trên địa bàn, tạo điểm đến trong phát triển du lịch của Thủ đô, qua đó khơi dậy tiềm năng, nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa, phấn đấu đền năm 2045 kinh tế du lịch sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô.

Thông qua mô hình thực tế ở cơ sở để đại biểu tham dự đại hội, có cách nhìn nhận và đánh giá thực chất hoạt động của MTTQ các cấp, trong công tác tuyên truyền, phát huy giá trị của di sản văn hóa, từ đó nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của từng ủy viên ủy ban MTTQ Thành phố nhiệm kỳ 2024-2029 trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến, văn minh, hiện đại và hạnh phúc.

Nhiều ý kiến tâm huyết tại Diễn đàn

Tại Diễn đàn, Đại biểu Trương Minh Tiến, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội - Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP Hà Nội cho rằng trong thời gian qua được tham gia các đoàn giám sát, nhất là giám sát các chương trình về dân tộc thiểu số, phát huy giá trị văn hóa thấy rất hiệu quả.

Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm - Trưởng ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam thành phố chia sẻ: Đất nước Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, tín ngưỡng nhưng ổn định không có xung đột, không có chống phá nhau, đó là vì sức mạnh đoàn kết dân tộc, Mặt trận Tổ quốc là ngôi nhà chung.

Măt trận là cầu nối củng cố khối đại đoàn kết của tất cả tầng lớp nhân dân - ảnh 3
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung– Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tặng quà lưu niệm cho Quận Hoàn Kiếm.

Tôn giáo sống tuân theo hiến pháp, tự do tín ngưỡng tôn giáo, các tôn giáo được tham dự, phát huy sức mạnh, tạo nên sức mạnh cộng đồng. Những nơi tôn giáo được sự chăm sóc của các vị tu hành, tín đồ thì những nơi đó ổn định an sinh, trật tự xã hội rất tốt; phong trào an sinh xã hội, các đồng bào tôn giáo phát huy rất tốt. Đảng nhà nước quan tâm đến chính sách tôn giáo. Trong thành phần các đại biểu tham gia Đại hội có tôn giáo.

Đối với các di tích lịch sử, Hoàn Kiếm có khá nhiều di tích cổ, mật độ dày, được trùng tu, tôn tạo. Các di tích đình, đền chùa, nhà thờ… giữ được nguyên bản, giữ đúng bản sắc văn hoá, di tích. Đặc biệt, Thành phố đã phát huy các phố đi bộ, bảo vệ di tích đúng quy định…

Hòa thượng mong rằng nhiệm kỳ tới, đặc biệt là Luật Thủ đô (sửa đổi) Thành phố có những chính sách quan tâm tới vấn đề tôn giáo dân tộc, Măt trận sẽ phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện để trong cuộc sống.

Ông Đặng Minh Thắng, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh nêu ý kiến: Để thực hiện tốt vai trò của tổ chức thành viên cũng như đội ngũ nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số đề xuất 3 giải pháp. Thứ nhất, trong thời gian tới các cấp uỷ chính quyền nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của đội ngũ nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, chức sắc tôn giáo trong phát triển văn hoá.

Thứ hai tạo môi trường cho nhân sĩ trí thức phát triển.Thứ 3 tăng cường nguồn lực đầu tư cho sự phát triển của  đội ngũ nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo…

Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Công tác tôn giáo Bạch Thành Định chia sẻ ý kiến tại Diễn đàn. Ông cho rằng, tôn giáo nằm trong lòng dân tộc, truyền cảm hứng cho dân. Vì vậy muốn phát huy được những giá trị văn hoá thì cần phát huy các di tích, di sản.

Chúng ta cần phát triển tôn giáo, hướng tới đích đại đoàn kết toàn dân, cùng xây dựng Thủ đô, đất nước, cái đích đó để gắn chúng ta lại, chung tay trong ngôi nhà chung của Mặt trận. Các tổ chức đều nằm trong ngôi nhà chung của Mặt trận, có nghĩa là chúng ta đã đoàn kết hơn, đông hơn, mạnh hơn và cùng phấn đấu một mục tiêu phát triển đất nước.

Phát biểu tại Diễn đàn, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội hoan nghênh Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã tổ chức Đại hội với nhiều đổi mới, Diễn đàn Phát huy vai trò của Tổ chức thành viên, đội ngũ nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc” được tổ chức tại quận Hoàn Kiếm, một quận trung tâm, có giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu của Thăng Long- Hà Nội.

Đồng chí vui mừng các đại biểu đã đánh giá cao các chính sách của Thành phố, các chính sách của Trung ương đối với vấn đề tôn giáo.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong thông tin về tình hình Thành phố đang tổ chức nhiều hoạt động hướng tới 70 năm Giải phóng Thủ đô. Thành phố đang đánh giá 70 năm qua phát triển như thế nào, đời sống của nhân dân có gì thay đổi; Vai trò, vị thế của Thủ đô đối với bạn bè quốc tế như thế nào; Hà Nội đang ở vị trí, vị thế nào so với quá trình hội nhập quốc tế…

Hà Nội là Thành phố lớn thứ 2 trong cả nước về quy mô kinh tế, năm 2023 vừa qua, thu ngân sách nội địa của Hà Nội đã cao hơn TPHCM, đóng góp GRDP của Hà Nội chiếm khoảng 18%  cả nước. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người 151 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội thương mại dịch vụ chiếm 63%, lĩnh vực du lịch rất phát triển… Có được những kết quả như vậy, bên cạnh yếu tố là lãnh đạo Trung ương chỉ đạo, là sự phát triển nội lực của Hà Nội.

Trong mấy năm vừa qua, Hà Nội chịu ảnh hưởng của đại dịch, nhưng chúng ta vượt qua. Đó là sự đồng lòng, chung sức của nhân dân. Có được sự chung sức, đồng lòng của nhân dân phải kể đến vai trò của Mặt trận Thành phố…

Măt trận là cầu nối củng cố khối đại đoàn kết của tất cả tầng lớp nhân dân - ảnh 4
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại Diễn đàn.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong điểm lại những thuận lợi và khó khăn của Thành phố trong thời gian tới. Qua đó, nhấn mạnh nhiệm vụ của Mặt trận là làm đúng chức năng của mặt trận và các tổ chức thành viên đó là đoàn kết, tập hợp, là xây dựng đại gia đình để mọi người thấy được thời cơ phát triển của Hà Nội, được đóng góp tùy từng điều kiện, hoàn cảnh của mình; khơi dậy nên khát vọng phát triển của các tầng lớp nhân dân. Rất mong mặt trận và các tổ chức thành viên thấy được vai trò ý nghĩa của sự phát triển văn hóa mỗi quốc gia, địa phương và gia đình. Việc xây dựng nếp sống văn hóa còn nhiều điều thấy băn khoăn và chưa hài lòng, để làm được điều này cần sự chung tay của các tổ chức, các gia đình, đặc biệt sự tham gia của công tác tôn giáo. Dù gia đình nào, tôn giáo nào cũng cần hướng tới sự nhân văn, hướng thiện.

Mặt trận là cầu nối củng cố khối đại đoàn kết của tất cả tầng lớp nhân dân. Mặt trận cần chia sẻ những khó khăn của Thành phố và đồng hành cùng Thành phố. Mọi khó khăn có thể qua đi nếu có sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội trân trọng tiếp thu ý kiến của Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đồng thời tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Diễn đàn. Đây là những ý kiến quý báu đóng góp vào sự phát triển của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, cũng như sự phát triển của Thành phố.

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/mat-tran-la-cau-noi-cung-co-khoi-dai-doan-ket-cua-tat-ca-tang-lop-nhan-dan-a178569.html