​ Hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ - “chìa khoá vàng” thúc đẩy bình đẳng giới

(PNTĐ) - Gần 4.000 phụ nữ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã được hỗ trợ tài chính để phục hồi kinh tế, nâng cao năng lực trong việc ứng phó, phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.

Thoát nghèo chỉ nhờ… 5,5 triệu đồng

Bà Nguyễn Thị Phượng, sinh năm 1962 sống tại xã Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang sống cùng vợ chồng con trai và 5 cháu nội. Cuộc sống gia đình khó khăn, bà Phượng bị bệnh tim mãn tính phải uống thuốc quanh năm, chồng bà bị tai nạn lao động yếu nửa người, thu nhập chính từ con trai và con dâu, nhà phải nuôi thêm 5 đứa cháu nhỏ ở tuổi tiểu học.

​  Hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ - “chìa khoá vàng” thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Phượng, sinh năm 1962 sống tại xã Thới Sơn, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang thoát nghèo nhờ nuôi dê.

Cuộc sống tưởng chừng không thể vực dậy được thì năm 2023, Hội LHPN xã Thới Sơn đã kết nối bà với Dự án “Ứng phó khẩn cấp và hỗ trợ phục hồi cho phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 lần thứ tư tại Tiền Giang” của UN Women.

Sau khi xem xét hoàn cảnh gia đình, Dự án quyết định hỗ trợ cho cô 5.500.000 đồng không hoàn lại để khắc phục khó khăn sau Đại dịch Covid. Với khoản vốn này, vợ chồng cô đã khởi nghiệp từ việc nuôi dê. Cô dung số tiền mua 5 con dê cái và 1 con dê đực, số tiền còn lại vợ chồng cô dùng để làm chuồng trại nuôi dê. 

Dự án còn cung cấp kỹ thuật nuôi và quản lý chăn nuôi, hướng dẫn tìm thị trường tiêu thụ. Đến nay, sau 5 tháng, đàn dê của gia đình chị đã bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Dự kiến, vợ chồng chị sẽ bán 3 con dê, còn 2 con tiếp tục nhân giống.

Bà Lê Thị Ngọc Nhi, sinh năm 1983, ấp Dương Quới, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang là phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, đơn thân nuôi con ăn học từ việc bán đồ ăn sáng. Sau khi chồng mất vào năm 2004, chị đã đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chị không bao giờ từ bỏ hy vọng và luôn nỗ lực để nuôi con ăn học.

Gánh nặng chồng chất gánh nặng lên đôi vai nhỏ bé của người phụ nữ vùng sâu, Chị Ngọc Nhi nuôi mẹ bệnh tâm thần và em gái bị tự kỷ, đồng thời chăm sóc con trai học lớp 9 với học lực xuất sắc trong 9 năm liên tục. Để tạo nguồn thu nhập, chị đã sử dụng hỗ trợ từ nguồn vốn dự án UNI Women là 5.500.000đ hỗ trợ từ tháng 11/2023 để mua một con heo nái và mua vật dụng phục vụ việc bán đồ ăn sáng. Chị cũng chăn nuôi heo để tăng thêm thu nhập.

Không chỉ dừng lại ở việc bán đồ ăn sáng, chị còn làm việc nhà theo giờ để kiếm thêm. Sự kiên nhẫn và quyết tâm của chị đã giúp chị vượt qua khó khăn và tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình mình. Việc bán đồ ăn sáng không chỉ giúp chị kiếm được thu nhập bình quân từ 100.000đ đến 200.000đ mỗi ngày, mà còn giúp chị nuôi con đi học.

Điều này thể hiện sự quyết tâm và tình yêu thương của chị đối với gia đình. Ngoài ra, chị Ngọc Nhi lên kế hoạch chăn nuôi heo rừng, việc này giúp chị tạo việc làm cho bản thân mà còn đóng góp vào nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình. Đến nay, con heo đã cho lứa đẻ đầu tiên.

Chị Lê Thị Út (39 tuổi, ngụ phường 13, quận 4, TPHCM) đã trải qua những tháng ngày đầy khó khăn kể từ khi chồng mất do đại dịch Covid-19. Chị trở thành mẹ đơn thân, phải tự mình gánh vác mọi chi phí sinh hoạt và nuôi dạy hai con nhỏ. Mất đi trụ cột kinh tế, chị xoay sở đủ bề, làm quần quật ngày đêm nhưng vẫn thiếu trước hụt sau.

Chị được Hội LHPN phường 13, quận 4 đã giới thiệu và làm thủ tục để chị được hỗ trợ 5,5 triệu đồng từ dự án "Ứng phó khẩn cấp và hỗ trợ phục hồi cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực, bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng Covid-19 lần thứ tư". Nhận được tiền hỗ trợ, chị mua một chiếc xe bán nước giải khát trị giá 3 triệu đồng, một chiếc xe bán đồ ăn trị giá 2 triệu đồng và ghế ngồi để mưu sinh.

Con gái chị Út còn được Hội LHPN phường 13, quận 4 quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ học bổng. Mỗi tháng, chị được hỗ trợ thêm 2,5 triệu đồng để có tiền lo việc học cho con. Chị Út còn được hỗ trợ các kiến thức giúp ích cho cuộc sống của mình.

​  Hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ - “chìa khoá vàng” thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 2
Chị Ngọc Nhi được sự hỗ trợ vốn để mở một quán ăn nhỏ.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Phụng sống tại ấp, 2 xã Bình Xuân, TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, một xã vùng sâu chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Nhất làm thời gian gần đây hạn mặn đã diễn ra làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân trong tháng 4,5/2024.

Trước đây, chị đã kinh doanh từ nghề bó chổi que dừa, tạo việc làm cho hội viên phụ nữ tại địa phương nhưng do dịch bệnh khiến cho kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Nhận được hỗ trợ, chị Phụng tiếp tục tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp và giúp đỡ chị em trong tại địa phương. Chị học nghề truyền thống bó chổi que dừa tại Bến Tre và khởi nghiệp từ đây. Chị Phụng không chỉ tự mình thành công mà còn tạo việc làm cho các chị em trong xã nhất là chị em bị thất nghiệp do ảnh hướng nền kinh tế chung từ các công ty, xí nghiệp sau đại dịch Covid-19.

Chị mua 100kg que dừa, 20kg bẹ dừa và dây để tạo ra sản phẩm chổi. Chị tìm lại các thương lái cũ và tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm. Dần dần, chị tích luỹ nguồn vốn và lãi để mở rộng ngành nghề. Hiện tại, chị đã tích luỹ hơn 20 triệu đồng. Đặc biệt, chị sẵn sàng dạy nghề và đã tạo việc làm cho nhiều hội viên phụ nữ tại địa phương, thu nhập bình quân của chị em từ 2.000.000 đồng -3.000.000đ/tháng (từ thời gian nhàn rỗi)...

Nỗ lực giúp phụ nữ tăng quyền năng kinh tế, thúc đẩy bình đẳng giới

Đó là 4 trong số gần 4.000 phụ nữ nghèo hoặc cận nghèo, thất nghiệp hoặc bị mất thu nhập, nữ đơn thân, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ di cư và những người có nguy cơ cao hơn hoặc là nạn nhân của bạo lực và lạm dụng ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang đã được trợ cấp tiền mặt 5,5 triệu/người và hỗ trợ kỹ thuật để tái xây dựng sinh kế.

Gần 250 cơ quan, tổ chức liên quan từ các cơ quan Chính phủ và mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang được tập huấn nâng cao khả năng thiết kế các khung giám sát và hoạt động can thiệp phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới; 2.000 nhà cung cấp dịch vụ đã nhận được tập huấn tăng cường năng lực và hỗ trợ card thông tin để đảm bảo họ có thể cung cấp dịch vụ 24/7 hỗ trợ những người bị bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em…

Dự án UN Women về “Ứng phó khẩn cấp và hỗ trợ phục hồi cho phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 lần thứ tư" trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và TP Hồ Chí Minh đã tạo hiệu ứng tích cực trong sự lan tỏa trong công tác hỗ trợ hộ gia đình hội viên phụ nữ, nhất là những hộ có hoàn cảnh nghèo, hỗ trợ hội viên phụ nữ, đối tượng hưởng lợicó hoàn cảnh khó khăn  khó khăn, bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế do đại dịch Covid-19 tại Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh.

​  Hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ - “chìa khoá vàng” thúc đẩy bình đẳng giới - ảnh 3
Bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nên hoàn cảnh gia đình chị Phụng gặp nhiều khó khăn. Chị Phụng được hỗ trợ khởi nghiệp bằng nghề bó chổi que dừa.

Qua đó, cung cấp dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ bị bạo lực và hỗ trợ phục hồi cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực trên địa bàn tỉnh. Đồng thời nâng cao nhận thức các vấn đề liên quan đến phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là trao quyền năng kinh tế và nâng cao khả năng chống chọi với những thay đổi kinh tế, góp phần tạo ra môi trường an toàn giảm thiểu và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và xây dựng khả năng chống chịu, thúc đẩy phát triển nền kinh tế bền vững.

Bà Caroline T. Nyamayemombe, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết: “Dự án là sự kết hợp kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của UN Women trong việc xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ. Những kết quả hôm nay là minh chứng cho sự kiên cường, nỗ lực thay đổi cuộc sống của phụ nữ tại tpHCM và Tiền Giang, những người đã đối mặt và vượt qua rất nhiều thách thức đa chiều từ đại dịch Covid-19 để phục hồi, phát triển cuộc sống của gia đình và cộng đồng”. 

Đại diện Hội LHPN TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Để tiếp nối những những thành quả bước đầu của dự án, Hội sẽ tổ chức các hoạt động, những lớp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn và tiếp tục hướng dẫn giúp chị em có kỹ năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả và phục hồi sinh kế trong khuôn khổ các hoạt động của Hội”.

Dự án đã có hiệu ứng tích cực trong xã hội, thể hiện sự quan tâm của Tổ chức UN Women, đặc biệt là sự quan tâm chăm lo của Đảng bộ, Chính quyền Thành phố, của Hội Liên hiệp Phụ nữ đối với đời sống của người dân nói chung và của phụ nữ nói riêng, nhất là đối với những người có thu nhập thấp có điểu kiện vươn lên trong cuộc sống. 

Sự tham gia và vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế ngày càng được nâng cao, cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới về kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Những mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi ngày càng được nhân rộng ở các địa phương, góp phần thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Nam giới được truyền thông về thúc đẩy bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng ngừa, ứng phó mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới.  Trình diễn tiểu phẩm “Chiếc ghế Sofa” truyền thông “Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc” tập trung vào vận động nam giới tham gia thực hiện bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, phòng chống bạo lực, bạo lực trên cơ sở giới…

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/ho-tro-sinh-ke-cho-phu-nu-chia-khoa-vang-thuc-day-binh-dang-gioi-a179605.html