Trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không là một nhân vật nổi bật với xuất thân kỳ lạ, được sinh ra từ tảng đá và có khả năng làm trời đất rung chuyển ngay từ khi mới chào đời, khiến Thiên đình phải chú ý.
Sau đó Thach Hầu quyết tâm tìm sư học đạo, cuối cùng đã được Bồ Đề Tổ Sư nhận làm đệ tử và được đặt tên là Tôn Ngộ Không. Dưới sự truyền dạy của Bồ Đề Tổ Sư, Ngộ Không học được 72 phép biến hóa Địa Sát và Cân Đẩu Vân.
Bồ Đề Tổ Sư là một nhân vật ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, trong động Tà Nguyệt Tam Tinh thuộc Linh Đài Phương Thốn sơn. Nguồn gốc và thân thế của ông là một bí ẩn, chỉ biết rằng ông là một bậc tiên nhân đắc đạo, thông thạo 108 phép Thiên Cang Địa Sát, đạt đến cảnh giới cao nhất của pháp thuật. Bồ Đề Tổ Sư rất ít khi nhận đệ tử, và số lượng đệ tử bị ông đuổi đi cũng không ít.
Sau khi học xong phép thuật, Tôn Ngộ Không trở nên tự mãn, liên tục khoe khoang khả năng biến hóa của mình, điều này đã khiến Bồ Đề Tổ Sư tức giận. Ông đã đuổi Ngộ Không đi và cảnh báo: "Nếu dám nhắc đến tên ta dù chỉ là nửa chữ, ta sẽ lột da tróc xương ngươi, đày đọa thần hồn ngươi vào cửu u, cho muôn kiếp không thể cất lên được".
Sự trùng phạt của Bồ Đề Tổ Sư
Lột da tróc xương: Đây là hình phạt nặng nề về phần thể xác mà Bồ Đề Tổ Sư có thể dành cho Tôn Ngộ Không nếu hắn dám tiết lộ danh tính sư phụ.
Đày đọa nơi cửu u: Tôn Ngộ Không sẽ bị giam giữ thần hồn trong địa ngục, chịu những cực hình đau đớn và không có cơ hội siêu thoát.
Muôn kiếp không thể cất lên được: Đây là lời nguyền ám chỉ rằng Tôn Ngộ Không sẽ phải chịu đựng những hậu quả khủng khiếp trong nhiều kiếp sau.
Quả nhiên kể từ khi bị Bồ Đề Tổ Sư đuổi đi, dù cho với bản tính thích khoe khoang thể hiện bản lĩnh hay những lúc đối diện thời khắc sinh tử thì Tôn Ngộ Không cũng tuyệt nhiên không nhắc đến tên Bồ Đề Tổ Sư – người đã truyền thụ 72 phép Địa Sát cho mình.
Có thể thấy rằng nếu Tôn Ngộ Không nhắc đến tên Bồ Đề Tổ Sư, hắn sẽ phải đối mặt với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Không chỉ bị lột da tróc xương, đày đọa nơi cửu u mà còn mất đi cơ hội tu luyện và đạt được giác ngộ. Chính vì vậy, Tôn Ngộ Không luôn giữ kín danh tính của sư phụ và không bao giờ dám vi phạm.
* Bài viết theo quan điểm của tác giả!
Quốc Tiệp
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/chuyen-gi-se-xay-ra-neu-ton-ngo-khong-nhac-den-bo-de-to-su-a182351.html