Bất cập khu tái định cư vùng thiên tai – Bài 3: Quyết liệt gỡ nút thắt để dân “an cư lạc nghiệp”

Dự án di dời khẩn cấp cho người dân vùng thiên tai huyện miền núi Kỳ Sơn gặp nhiều vướng mắc nên chỉ mới thực hiện được 1 dự án, còn 1 dự án vẫn chưa biết khi nào sẽ triển khai.

Người dân vùng lũ quét mong chờ đến khu tái định cư

Tháng 10/2022, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh

Tổng thiệt hại do lũ quét gây ra vào năm 2022 ước tính là 215 tỷ đồng.

Bà Lô Thị Liên (SN 1960), trú bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ, cho biết, ngôi nhà sàn của bà cạnh con suối Huồi Giảng. Vì vậy, chỉ trong tích tắc, lũ ống, lũ quét cuốn trôi toàn bộ tài sản trong nhà, còn ngôi nhà thì xiêu vẹo, không thể khắc phục được nữa.

Bất cập khu tái định cư vùng thiên tai – Bài 1: Dự án “khẩn cấp”… hơn 10 năm vẫn chưa thể sử dụngBất cập khu tái định cư vùng thiên tai – Bài 2: Chỗ có không cần, nơi cần không có

Bà Liên nghe nói là chính quyền đang lập dự án xây dựng một khu tái định cư cho người dân. Vì vậy, trong khi chờ đến nơi ở mới, bà Liên được các con và người dân trong bản hỗ trợ làm cho căn lều tạm bằng cây tre và tấm bạt che nắng, che mưa.

"Sau trận lũ có nhiều đoàn từ thiện đến hỗ trợ nên tôi cũng có chăn ấm để buổi tối tránh rét, có xoong nồi để nấu nướng hằng ngày. Vì vậy, cơ bản cũng không thiếu thứ gì. Tuy nhiên, do sống tạm bợ nên tôi rất mong công trình tái định cư sớm hoàn thành để đến ổn định cuộc sống", bà Liên tâm sự.

Bất cập khu tái định cư vùng thiên tai – Bài 3: Quyết liệt gỡ nút thắt để dân “an cư lạc nghiệp”- Ảnh 2.

Nhiều ngôi nhà trở thành đống đổ nát sau khi lũ quét tràn qua.

Ông Vi Văn Truyền, Trưởng bản Hoà Sơn, cho biết, cho đến hiện nay, còn trên 40 hộ dân vẫn phải sinh sống trong nhà tạm, hoặc ở nhờ nhà người thân trong điều kiện thiếu thốn đủ bề.

Ngoài ra, bà con vùng lũ quét còn đối mặt với nhiều khó khăn khác nữa như thiếu đất canh tác lúa và hoa màu. Trước đây, cả bản Hoà Sơn có trên 13,5ha đất canh tác thì nay bị lũ quét vùi lấp mất gần 6ha.

Hệ thống đường nước sinh hoạt dài 1,5km (nguồn nước lấy từ khe Huồi Giảng về bản Hoà Sơn) được Nhà nước hỗ trợ một phần để khắc phục, nhưng sau mùa mưa lũ vừa qua, một số đoạn bị hư hỏng cần phải nâng cấp và di dời đến vị trí an toàn.

Bất cập khu tái định cư vùng thiên tai – Bài 3: Quyết liệt gỡ nút thắt để dân “an cư lạc nghiệp”- Ảnh 3.

Các hộ dân sống tạm bợ để chờ tái định cư.

"Nhiều lần đề xuất thì Nhà nước cũng đã xây được một khu tái định cư cho 54 hộ dân bản Hoà Sơn, dự kiến cuối năm 2024 sẽ hoàn thành. Theo kế hoạch, sau khi công trình chuẩn bị bàn giao mặt bằng thì UBND huyện, xã và Ban quản lý bản Hoà Sơn sẽ chọn các hộ khó khăn nhất để bố trí nhà (các hộ bị mất đất, mất nhà được ưu tiên di dời trước đến nơi tái định cư). Đây thực sự là tin vui cho bà con", ông Truyền nói.

Tuy nhiên, Trưởng bản Hoà Sơn cho biết thêm, khu tái định cư này vẫn chưa đủ khi đang có hàng trăm người dân bị thiệt hại sau trận lũ quét năm 2022. Trong các cuộc họp, người dân đã đề xuất tiếp tục thực hiện dự án khu tái định cư khẩn cấp cho những hộ thiệt hại còn lại, nhưng đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc nên chưa thể thực hiện được.

Tháo gỡ vướng mắc, sớm triển khai dự án khu tái định cư cho người dân

Ông Nguyễn Văn Long, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Kỳ Sơn cho biết, sau trận lũ quét, huyện Kỳ Sơn và tỉnh Nghệ An đã tìm địa điểm xây dựng khu tái định cư khẩn cấp cho người dân.

Cuối tháng 12/2022, UBND huyện Kỳ Sơn phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư di dời khẩn cấp cho nhân dân thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ, với kinh phí 94 tỷ đồng, gồm 2 giai đoạn. Trong đó, có 2 điểm tái định cư cho bà con, gồm tại bản Cầu Tám, xã Tà Cạ (diện tích khoảng 8,6ha) và tại bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ (diện tích khoảng 3,9ha).

Bất cập khu tái định cư vùng thiên tai – Bài 3: Quyết liệt gỡ nút thắt để dân “an cư lạc nghiệp”- Ảnh 4.

Khu vực dự kiến bố trí tái định cư cho hàng trăm hộ dân nằm ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ. Ảnh chụp google maps.

Riêng khu tái định cư ở bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ được khởi công xây dựng từ ngày 15/11/2023 do UBND huyện Kỳ Sơn làm chủ đầu tư. Công trình có quy mô 3,9ha, cho 54 hộ tái định cư vùng lũ quét, mỗi lô đất có diện tích từ 210 - 230 m2. Tổng mức đầu tư dự án này là 31,5 tỷ đồng, trong đó nguồn dự phòng ngân sách Trung ương 30 tỷ đồng, ngân sách huyện Kỳ Sơn là 1,5 tỷ đồng.

"Dự án này đã thi công đạt 95%. Huyện đã chỉ đạo đơn vị thi công huy động máy móc và nhân lực đẩy nhanh tiến độ, triển khai thi công 3 ca/ngày phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2024", Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Kỳ Sơn cho biết.

Bất cập khu tái định cư vùng thiên tai – Bài 3: Quyết liệt gỡ nút thắt để dân “an cư lạc nghiệp”- Ảnh 5.

Tuy nhiên, vị trí bản Cầu Tám hiện đang vướng đất rừng tự nhiên nên chưa thể triển khai.

Tuy nhiên, khu tái định cư tại bản Cầu Tám, xã Tà Cạ thì đang gặp nhiều vướng mắc. Công trình có quy mô 8,6ha, cho hơn 130 hộ dân tái định cư. Tổng nguồn vốn đầu tư dự án là 65 tỷ đồng; bao gồm nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh, nguồn từ Ban cứu trợ tỉnh và xã hội hoá từ doanh nghiệp.

Hiện nay, dự án đã hoàn thành lựa chọn địa điểm xây dựng; lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, dự toán khảo sát, lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500; phê duyệt chủ trương đầu tư…

Bất cập khu tái định cư vùng thiên tai – Bài 3: Quyết liệt gỡ nút thắt để dân “an cư lạc nghiệp”- Ảnh 6.

Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh và huyện Kỳ Sơn khảo sát địa điểm, bàn phương án xây dựng khu tái định cư cho người dân.

Quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng có vướng mắc do vị trí này hiện đang là đất rừng tự nhiên chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hiện, huyện Kỳ Sơn đang tập trung lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để trình HĐND tỉnh thẩm định theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP của Chính Phủ. Riêng nội dung lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được địa phương trình và bảo vệ thành công; hiện đang trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ông Thò Bá Rê, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: "Về điểm tái định cư tại bản Cầu Tám, phía huyện cơ bản đã thực hiện xong, phần còn lại thuộc UBND tỉnh Nghệ An, Trung ương. Chúng tôi cũng mong muốn các cấp nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc, để địa phương triển khai nhằm sớm đưa người dân di dời đến nơi ở mới an toàn".

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/bat-cap-khu-tai-dinh-cu-vung-thien-tai-bai-3-quyet-liet-go-nut-that-de-dan-an-cu-lac-nghiep-a183026.html