Dự báo
Hình ảnh mây vệ tinh bão Yagi (bão số 3) hoạt động trên Biển Đông hồi đầu tháng 9/2024. Ảnh: NCHMF
Đặc biệt hiện tượng ENSO, năm 2024 là năm chuyển pha El Nino sang Lania, quá trình chuyển pha nhanh nên đốt nóng và mất cân bằng nhiệt ẩm đại dương đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần làm tăng nguồn cung cấp năng lượng cho sự hình thành và phát triển của các cơn bão nhiệt đới.
Bên cạnh đó là biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ của cả đại dương và khí quyển.
Khi nước biển ấm lên sẽ cung cấp nhiều hơi nước và năng lượng hơn cho các hệ thống thời tiết, dẫn đến việc hình thành nhiều bão mạnh hơn và cường độ của các cơn bão này cũng tăng lên.
"Chúng ta đã chứng kiến sự bất thường về nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 8 tháng đầu năm nay cao hơn 0,7 độ C so với mức trung bình giai đoạn 1991-2020.
Nhiều khả năng năm 2024 sẽ là năm ấm nhất được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng", ông Khiêm nhận định.
Theo ông Khiêm, báo cáo đánh giá biến đổi khí hậu lần thứ 6 của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhận định trong tương lai, số lượng các cơn bão mạnh tăng, chẳng hạn như loại bão ở ngưỡng CAT 4-5 (tốc độ gió lớn hơn 200km/h), tức là những cơn bão có cường độ mạnh trên cấp 17 sẽ gia tăng.
Nhận định thời điểm xuất hiện cơn bão mới gần Biển ĐôngDự báo khoảng từ ngày 25-26/10 trở đi, khu vực phía đông Philippines và Biển Đông có khả năng xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới.
Báo Lao Động dẫn nguồn tin từ Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cũng dự báo, trong tuần từ ngày 14-20/10 dự kiến có một áp thấp hình thành ở khu vực phía đông vùng thông tin bão (TCID) của PAGASA. Áp thấp này dự kiến có khả năng mạnh lên thành bão nhiệt đới trong giai đoạn dự báo ở mức độ từ thấp tới trung bình.
Trong tuần từ 21-27/10, dự kiến có 1 áp thấp hình thành trên Biển Tây Philippines (Biển Đông), với khả năng thấp mạnh lên thành bão, và một áp thấp ở bên trong PAR.
Ông Khiêm cho biết, dự báo từ nay đến hết năm, bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm 4,5 cơn).
Trong đó, số cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền có thể cao hơn so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm 1,9 cơn), tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam.
Đề phòng khả năng bão, áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển Đông và không loại trừ xảy ra những cơn bão mạnh.
Về lũ, ông Khiêm cho biết, lưu vực sông Trung Bộ, Tây Nguyên, lũ sông xuất hiện tương đương trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ năm 2024 ở hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An, Hà Tĩnh) ở mức báo động (BĐ) BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2.
Hạ lưu các sông chính từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3, các sông chính ở Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận dao động mức trên BĐ2.
Các đợt lũ lớn khả năng tập trung trong nửa cuối tháng 10 và tháng 11-2024 và xuất hiện lũ muộn vào cuối năm, trùng vào thời kỳ tích nước của các hồ chứa các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên.
Tại sao "mắt bão" là nơi yên bình nhất?
Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta cần hiểu bão thực chất là khối không khí xoay tròn với vận tốc cao, hoạt động trong phạm vi khá lớn, đường kính có thể lên tới 1.000 km. Mắt bão, còn gọi là tâm bão, là nơi có áp suất không khí rất thấp, còn xung quanh mắt bão thì không khí ở tầng thấp vừa xoáy nhanh vừa đổ về trung tâm áp thấp.
Trong khi đó tốc độ dòng khí càng nhanh thì vận tốc gió càng mạnh, tạo nên lực ly tâm cực lớn khiến không khí bên ngoài càng khó lọt vào tâm bão. Do đó, mắt bão giống như một cái ống được xây bằng mây, bên trong dường như không khí không quay, gió rất yếu.
Hơn nữa, vì không lọt được vào tâm bão, nên không khí bên ngoài mang nhiều hơi nước phải bốc lên, hình thành những đám mây xám xịt rồi ào ạt tuôn mưa. Trong khi đó, tại mắt bão lại xuất hiện dòng khí đi xuống, bởi vậy nơi đây trời quang, mây tạnh, thậm chí còn có thể trông thấy trăng sao vào buổi tối, theo báo Tiền Phong.
Mắt bão thông thường có đường kính 40 km. Đáng nói, nếu mắt bão ở trên đại dương thì nơi đó sóng biển lại cực kỳ dữ dội. Thí nghiệm cho thấy, đặt ly nước vào trong chuông thuỷ tinh rồi hút dần không khí ra, đến khi không khí rất loãng và áp suất giảm tới mức nhất định thì nước trong ly nổi bọt sùng sục như bị đun sôi.
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/vua-chia-tay-sieu-bao-kha-nang-cao-lai-don-them-nhung-con-bao-lon-voi-suc-cong-pha-khung-khiep-a186024.html