Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank - UPCoM: VAB) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khả quan.
Theo đó, kết thúc quý III, ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 462 tỷ đồng, tăng 3,2 lần so với cùng kỳ. Đối với khoản thu ngoài lãi của VietABank, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng tăng 3 lần lên 41 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại hối khiến ngân hàng lỗ gần 3 tỷ đồng và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 17 triệu đồng. Trong khi cùng kỳ năm trước, 2 khoản này mang về cho VietABank khoản lãi lần lượt 1,5 tỷ đồng và 131 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh khác cũng giảm so với cùng kỳ, từ khoản lãi 39 tỷ đồng xuống còn 22 tỷ đồng.
Nhờ sự tăng trưởng mạnh của thu nhập lãi thuần, đồng thời tiết giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 7 lần so với cùng kỳ xuống 6 tỷ đồng, VietABank báo lãi sau thuế đạt gần 189 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, VietABank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 1.514 tỷ đồng, tăng 40%. Ngân hàng báo lãi ròng trước thuế 793 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 639 tỷ đồng, tăng 32% so với 9 tháng đầu năm 2023.
Năm 2024, VietABank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1.058 tỷ đồng. như vậy, kết thúc 3 quý năm 2024, ngân hàng đã thực hiện được 75% chỉ tiêu đề ra.
Tại thời điểm ngày 30/9/2024, tổng tài sản của VietABank ghi nhận tăng 4% so với đầu năm lên 116.406 tỷ đồng.
Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm 53% xuống còn 1.009 tỷ đồng. Tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD) và cho vay các TCTD giảm 34% về còn 14.410 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tại VietABank cũng tăng 6,5% so với đầu năm xuống lên 92.364 tỷ đồng.
Về chất lượng tài sản, tính đến cuối tháng 9/2024, khoản cho vay khách hàng của VietABank tăng 11,8% so với đầu năm lên 76.343 tỷ đồng.
Trong đó, tổng nợ xấu của ngân hàng tại thời điểm trên là 1.317 tỷ đồng, tăng19,7% so với mức 1.100 tỷ đồng đầu kỳ. Kéo theo tỉ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay tăng từ 1,59% lên 1,7%. Mức này đã giảm so với tỉ lệ nợ xấu hồi quý II của ngân hàng là 2,27%.
Nếu như trong quý II/2024, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của VietABank tăng mạnh 63% lên 823 tỷ đồng thì đến quý III, nợ nhóm này nhích nhẹ thêm 5% lên 868 tỷ đồng.
Về cơ cấu nợ vay theo ngành, ngoài cho vay cá nhân và các ngành nghề khác là 35.747 tỷ đồng, chiếm 46% tổng dư nợ cho vay.
VietABank đang cho vay nhiều nhất và đối với mảng thương mại, sản xuất và chế biến là 23.704 tỷ đồng, chiếm 30,6% tổng dư nợ cho vay. Tiếp đó là mảng xây dựng, khai khoáng với 14.245 tỷ đồng, chiếm 18%.
Ngày 19/10 vừa qua, VietABank đã công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng.
Trong đó, cổ đông lớn nhất là Tập đoàn đầu tư Việt Phương với gần 66 triệu cổ phiếu, tương ứng 12,21% vốn. Người có liên quan của Việt Phương sở hữu 41 triệu cổ phiếu, tương ứng 7,63% vốn.
Về phía cổ đông cá nhân, ông Phương Hữu Việt - Chủ tịch Việt Phương Group là người nắm giữ lượng cổ phiếu lớn nhất hơn 24 triệu cổ phiếu, tương ứng lệ 4,55%, người liên quan ông cũng đang sở hữu 14,05% vốn điều lệ tại ngân hàng. Ông Việt từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT VietABank từ tháng 8/2011 - 9/2021.
Tại bài viết "Hành trang "chuyển nhà" của gần 540 triệu cổ phiếu VietABank", Người Đưa Tin cũng đã nói về những dấu ấn của ông Việt tại VietABank.
Kể từ khi ông Việt giữ chức vị Chủ tịch HĐQT VietABank, năm 2012, thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm 18% so với năm trước. Ngân hàng báo lãi sau thuế 164 tỷ đồng, giảm 35%. Tỉ lệ nợ xấu ngân hàng trong năm này là 4,65%.
Từ năm 2013-2018, VietABank quyết liệt triển khai Dự án chiến lược và tái cấu trúc ngân hàng. Năm 2023, tỉ lệ nợ xấu tại ngân hàng được kiểm soát về mức 2,88%.
Những năm sau đó, kết quả kinh doanh của của VietABank liên tục được cải thiện. Lợi nhuận của ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Trong vòng 10 năm, lợi nhuận của VietABank leo từ vùng trũng 47 tỷ đồng trong năm 2014 lên 654 tỷ đồng năm 2021.
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/vietabank-dua-no-xau-ve-duoi-2-a187892.html