Sách giáo khoa là một trong những công cụ giáo dục quan trọng, đóng vai trò then chốt trong quá trình dạy và học.
Trong thời gian qua, trước yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các bộ sách giáo khoa, tài liệu giáo dục đã được nghiên cứu công phu, đầu tư bài bản, biên soạn, phát hành cơ bản đúng tiến độ, phục vụ kịp thời, đầy đủ nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trên cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay nhà xuất bản phải đối mặt với tình trạng in lậu, in giả, sao chép trái phép sách giáo khoa diễn ra với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp.
Việc in lậu và làm giả SGK ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục, ảnh hưởng đến các tác giả viết sách, cũng như uy tín của nhà xuất bản. Và tác hại hơn nữa là thất thu ngân sách Nhà nước.
Với mong muốn nâng cao nhận thức về vấn nạn này và tìm kiếm các giải pháp hiệu quả từ góc độ pháp lý, buổi tọa đàm với chủ đề “Hành lang pháp lý để ngăn chặn sách giáo khoa giả” là nơi thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, cũng như đưa ra những đề xuất hữu ích nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà xuất bản, các giáo viên và các em học sinh.
Tham dự tọa đàm gồm các vị khách mời:
1. Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương
2. Ông Thân Đức Công - Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương)
3. PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Mời quý độc giả theo dõi tọa đàm:
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/toa-dam-hanh-lang-phap-ly-de-ngan-chan-sach-giao-khoa-gia-a188671.html