Một loại cỏ mà bà con nông dân ghét bởi nó xuất hiện ở nhiều nơi từ đất chua, đất mặn đến đất cát, đất sa, đất gan gà pha lẫn sỏi đá, chúng đều xơi tuốt tuồn tuột.
Đặc biệt là "Cỏ gấu" không từ bất kỳ mảnh ruộng, thửa vườn hay cánh rừng nào, kể cả diện tích rộng hẹp, vuông tròn hay chéo méo, xen kẹp, chúng chẳng nề hà gì mà không xuất hiện, sinh con đẻ nhánh chằng chịt, xâm lấn rồi lên xanh mơn mởn.
Cỏ gấu mọc um tùm khắp nơi và rất khó tiêu diệt. Tuy nhiên, thân rễ của loài cỏ dại ấy lại là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng dược lý, có thể sử dụng để dự phòng và chữa trị nhiều loại bệnh tật.
Đây là một loại cỏ sống lâu năm, cao 20-60cm. Lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây. Thân rễ phát triển, phình to ra như củ.
Mùa hè, loại cỏ này có 3 đến 8 cụm hoa hình tán, màu xám nâu; hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ. Quả 3 cạnh màu xám.
Bạn có thể gặp cỏ gấu mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Do đặc tính dễ sống và phát triển um tùm nên loại cỏ này rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ là cũng đủ để phát triển thành một cây mới. Do vậy người nông dân rất vất vả khi làm đồng.
Cỏ gấu còn có tên cỏ cú, sa thảo, hương phụ, hương phụ tử, thủy tam lăng, tước đầu hương, lôi công đầu… Tên khoa học là Cyperus rotundus L., thuộc họ Cói -Cyperaccae. Đặc biệt bộ phận dùng là thân rễ phình ra thành củ. Sau khi thu hoạch, để khô hay phơi cho phần thân khí sinh và rễ nhỏ khô; sau đó đốt cho cháy phần thân khí sinh và rễ con, lấy những củ còn lại. Hương phụ chứa tinh dầu, flavonoid, tanin, acid phenol, alcaloid, glycosid tim, pectin, tinh bột... và chất đắng.
Từng chia sẻ với báo Pháp Luật Việt Nam, lương y Ngô Kiêm Diệp (SN 1943 tại Tp.HCM), thành viên hội đông y quận 9 và là một trong những người đầu tiên tiếp quản hội đông y thành phố từ khi giải phóng miền Nam cho biết:
Thảo dược này có tác dụng tốt trong việc lưu thông khí huyết ở phụ nữ, đặc biệt vào những ngày kinh nguyệt. Không những thế, củ gấu còn có tác dụng lưu thông đường hô hấp, giúp những người đang bị uất nghẹn, mệt mỏi, thở tốt hơn.
Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô. Củ gấu thu hoạch như vậy gọi là "sinh hương phụ", nghĩa là hương phụ sống.
Với y học cổ truyền, củ gấu là một vị thuốc hay. Cụ thể, loại cỏ này có vị cay, bình tính, có tác dụng tiêu sưng giảm đau, làm bài thuốc chữa đau xương cốt rất tốt.
Thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống trong Đông y loại cỏ gấu có lợi đối với sức khỏe như:
- Vị thuốc hương phụ, thường gọi là củ gấu, là thân rễ - Rhizoma Cyperi - phơi hay sấy khô của cây cỏ gấu. Hương phụ còn khai thác từ củ của cây hương phụ biển (hải hương phụ -Cyperus stoloniferus Retz), mọc nhiều ở bãi cát gần biển.
- Tác dụng thông lợi gan, lý khí, khai uất điều kinh, giảm đau; kiện vị.
- Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực bụng và khoảng liên sườn, đầy trướng, không tiêu, ợ hơi...
Theo "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, hương phụ là một vị thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân. Tính chất của hương phụ trong các sách cổ: Vị cay, hơi đắng, ngọt, vào hai kinh can và tam tiêu; có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, hỗ trợ điều trị ung thư, ngực bụng chướng đau.
Sau một thời gian tìm hiểu và nhận thấy giá trị từ loại cỏ dại có "1-0-2" này, anh Lê Văn Tuân ở Quảng Bình trồng loại cây này để thu hoạch. Anh Tuân chia sẻ với Dân Việt sau thời gian dày công chăm sóc, vụ đầu tiên anh khá thành công khi thu về gần 1 tạ củ cây cú mật. Đặc biệt, dau khi thu hoạch, củ được rửa sạch, phơi khô và bán ra với giá từ 300.000 - 350.000 đồng/kg, thu lời hơn 30 triệu đồng.
Gợi ý một số cách chế biến củ gấu dùng hương phụ làm thuốc
- Trị đau bụng kinh: Hương phụ tứ chế 30g, ích mẫu thảo 12g. Sắc uống.
- Trị kinh nguyện không đều: Củ gấu (5g), đương quy, bạch thược (mỗi vị 10g), xuyên khung (5g), ô dược (7g), ngải diệp (3g) trộn đều sắc nước uống 2 lần/ngày. Lương y Diệp cho hay chỉ cần uống thuốc sẽ có kinh sau 2 ngày.
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/loai-cay-ke-thu-nha-nong-truoc-cho-khong-ai-lay-nay-len-tam-dac-san-gia-350000-dongkg-a190302.html