Tôm là một nguồn protein lành mạnh. Protein cung cấp axit amin - là chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra các tế bào mới và giúp sửa chữa các tế bào trong mọi trường hợp, từ cháy nắng đến bỏng ngón chân.
Kẽm trong tôm giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ chữa lành vết thương và phân hủy carbohydrate. Kẽm cũng cần thiết để duy trì vị giác và khứu giác.
Vitamin E trong tôm là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào và mô khỏe mạnh khỏi bị hư hại có thể dẫn đến lão hóa hoặc bệnh tật. Chất chống oxy hóa cũng giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus, hỗ trợ sản xuất hồng cầu và mở rộng mạch máu, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông (MedlinePlus, 2021).
Ngoài protein, tôm cung cấp các chất dinh dưỡng bổ sung có vai trò bảo vệ sức khỏe. Mười con tôm nấu chín cỡ vừa cung cấp:
-Calo: 45,5
-Chất béo: 0,65g
-Carbohydrat: 0,58g
-Chất đạm: 8,7g
-Natri: 174mg, 7,6% giá trị hàng ngày
-Selenium: 18,9mcg, 34% giá trị hàng ngày
-Vitamin B12: 0,43mcg, 18% giá trị hàng ngày
-Kẽm: 0,62mg, 5,6% giá trị hàng ngày
-Vitamin E: 0,84mg, 5,6% giá trị hàng ngày
Mặc dù tôm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng loại thực phẩm này không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người. Những nhóm người sau đây không nên hoặc cần hạn chế ăn tôm:
Người đang bị ho
Khi đang bị ho, vùng họng đặc biệt nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Ăn tôm trong tình trạng này có thể khiến cho cảm giác ho trở nên nặng hơn, đồng thời kéo dài thời gian phục hồi. Tốt nhất, hãy tránh ăn tôm cho đến khi cơn ho đã hoàn toàn chấm dứt.
Người bị đau mắt đỏ
Ăn tôm khi bị đau mắt đỏ có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Mùi tanh từ tôm có thể kích thích và làm tổn thương nhiều hơn vùng mắt đang bị viêm. Hãy chú ý và hạn chế ăn hải sản khi đang trong thời kỳ này.
Người cholesterol cao
Tôm chứa nhiều cholesterol, điều này có thể gây hại cho những người có vấn đề về cholesterol cao hoặc tiền sử về bệnh tim mạch. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm soát lượng tôm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Người đang bị hen suyễn
Ăn tôm có thể kích thích và gây co thắt cơ khí quản, gây khó thở cho những người bị hen suyễn. Tránh tiếp xúc với tôm có thể giúp giảm nguy cơ gây ra các cơn hen.
Người đang có triệu chứng viêm
Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp
Trong tôm cũng như các loại hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.
Người bị dị ứng hải sản
Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm. Khi ăn vào dễ bị nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng dị ứng hải sản, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn tôm.
Người yếu bụng
Những người khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm dễ xuất hiện tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Minh Hoa (t/h)
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/nhung-nguoi-nen-han-che-an-tom-biet-ma-tranh-keo-ruoc-hoa-vao-than-a190639.html