Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm

Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh nông dân Tạ Thanh Tùng, ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh tế cho xã hội và cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm, theo Dân việt.

Anh nông dân Tạ Thanh Tùng cho biết, trước đây, gia đình làm nghề thu mua hải sản trên biển. 

Đến đầu năm 2017, anh bắt đầu đóng được 4 bè 16 lồng nuôi thả được 20.000 con giống cá mú trân châu với chi phí khoảng 300 triệu đồng.

Sau một năm nuôi loại cá thịt nạc, cá đặc sản này, trừ chi phí, anh Tạ Thanh Tùng còn lợi nhuận 300 triệu đồng.

Từ hiệu quả của việc nuôi cá mú trân châu, anh Tạ Thanh Tùng còn nuôi thêm các loại cá khác như cá bóp, cá mú sao.

Đến nay, anh Tùng có được tất cả 6 bè với 20 lồng nuôi cá đặc sản. Năm 2023, anh thả thêm 20.000 con cá mú trân châu, 700 con cá bớp và 5.000 con cá mú sao giống. 

Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm- Ảnh 1.

Anh nông dân Tạ Thanh Tùng nuôi con đặc sản thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm

Hằng năm, trừ chi phí, gia đình anh Tạ Thanh Tùng có thu nhập 1-2 tỷ đồng từ mô hình nuôi cá đặc sản trên biển.

Theo kinh nghiệm nuôi cá đặc sản của anh Tùng, trong quá trình nuôi cần chú trọng áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc cá, chọn giống, vệ sinh lồng lưới, chọn giống cá tốt, khỏe, nguồn gốc rõ ràng.

Người nuôi cá cần hạn chế nước thải sinh hoạt vào lồng cá nuôi; vị trí đặt bè, độ sâu lồng nuôi, thức ăn cá phải tươi và rửa sạch trước khi cho cá ăn. 

Nông dân cần cho cá ăn đúng thời gian quy định. Thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng của cá, phát hiện sớm những bệnh thường gặp để có biện pháp phòng trị.

Không chỉ chăm lo làm giàu cho gia đình, anh Tùng còn tạo công việc làm cho 6 công nhân, thu nhập gần 70 – 80 triệu đồng/năm. 

Đồng thời, anh Tùng trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá cho các hộ dân trong xã. Hằng năm, gia đình anh được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh rất đáng để bà con học tập và làm theo.

Cũng với tư duy nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, anh nông dân Ngô Văn Dương, thôn Cừa Thôn, xã Hải Ninh (Quảng Ninh) đã gặt hái được “quả ngọt” từ mô hình nuôi cá lóc. Không chỉ đem lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, công ty của anh còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, theo báo Quảng Bình.

Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm- Ảnh 2.

Mô hình nuôi cá lóc đem lại thu nhập cao cho anh nông dân Ngô Văn Dương.

Sau khi tìm hiểu kiến thức và kỹ thuật nuôi cá lóc, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình nuôi cá thành công trong và ngoài tỉnh, cuối năm 2022, anh nông dân Dương Ngô Văn Dương bắt tay vào nuôi cá lóc trong ao lót bạt-nơi trước đây anh dùng để nuôi tôm. Anh vào tận An Giang, Đồng Tháp để mua cá giống về nuôi.

Ban đầu, anh nông dân Dương nuôi thử nghiệm 2 ao cá lóc, sau đó, cứ 1 tháng anh thả nuôi 2 ao, hiện anh đang duy trì 10 ao nuôi.

Là năm đầu tiên chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi các lóc công nghệ cao nhưng anh Dương đã gặt hái được "quả ngọt". Thời điểm hiện tại, anh Dương gặp nhiều thuận lợi trong việc nuôi và bán cá lóc. Mỗi tháng anh xuất bán 80 tấn cá, với giá bán 60.000 đồng/kg, lợi nhuận thu về là hơn 2 tỷ đồng/tháng. Một năm anh Dương nuôi 2 vụ cá, doanh thu đem lại ước tính hàng chục tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 16 lao động với mức thu nhập trung bình từ 10-15 triệu đồng/tháng.

Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm- Ảnh 3.

Anh nông dân Ngô Văn Dương đang duy trì nuôi 10 ao cá lóc, tại thôn Tân Định, xã Hải Ninh.

Không chỉ đi tiên phong trong việc nuôi cá và áp dụng công nghệ cao, anh Dương hiện đang "đồng hành" cùng 10 hộ nuôi cá lóc trên địa bàn xã Hải Ninh. Anh trực tiếp hỗ trợ chọn con giống, hướng dẫn kỹ thuật ban đầu và bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi.

Có thể khẳng định, với tinh thần dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế gia đình, anh Ngô Văn Dương bước đầu đã gặt hái được những thành công từ mô hình nuôi cá lóc; đồng thời mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương.

Khánh Linh (t/h)

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/nuoi-con-dan-nhau-thich-me-anh-nong-dan-thu-lai-nhe-nhang-gan-2-ty-dongnam-a191009.html