Tin liên quan
Trục đường phía Nam - Cienco 5, cam kết quý I/2025 giải phóng mặt bằng xong
Hà Nội năm 2025 có 25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nội tập trung tháo gỡ “nút thắt” góp phần cải thiện môi trường sống
Trả lời đại biểu Nguyễn Vũ Bích Hiền (huyện Sóc Sơn) hỏi về khả năng hoàn thành chỉ tiêu 80% trường công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương cho rằng: Để đạt chuẩn quốc gia thì các điều kiện phải bảo đảm chuẩn quốc gia, trong đó có đồ dùng, trang thiết bị dạy học.
Trên địa bàn Hà Nội, từ các trường mầm non đến các trường THPT đã đạt tỷ lệ công nhận chuẩn Quốc gia là 79,6%. Còn 19 ngày nữa kết thúc năm tài khóa, các quận, huyện, thị xã đang tập trung giải ngân và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng lên.
Về nguyên nhân chậm công nhận trường chuẩn Quốc gia, cũng liên quan đến Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trường mầm non có 5 năm hoạt động mới được xét công nhận; khối THCS, THPT 3 năm hoạt động mới được công nhận.
Sở đang đã đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Bộ cho phép áp dụng diện tích sàn/đầu học sinh thay vì m2/đầu học sinh, từ đó là căn cứ công nhận trường chuẩn quốc gia với một số quận như: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Ông Trần Thế Cương đề nghị các quận, huyện, thị xã cùng chung tay để đẩy nhanh việc công nhận và công nhận lại trường chuẩn quốc gia.
Về vấn đề giáo viên, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, thành phố cần 95.853 giáo viên, hiện nay mới được giao 89.676 giáo viên, còn thiếu 6.277 giáo viên, mới đáp ứng được 93% số lượng giáo viên so với định mức.
Theo ông Trần Đình Cảnh, mặc dù Chính phủ có Nghị định cho phép được ký hợp đồng mời giáo viên vào giảng dạy, tuy nhiên lương thấp, công việc không ổn định nên tuyển giáo viên hợp đồng giảng dạy tại các trường học vẫn khó khăn.
Do tốc độ đô thị hóa phát triển cho nên nhiều quận, huyện có khu đô thị tăng dân số nhanh, đây là vấn đề làm giảm tỷ lệ giáo viên, gây ra thiếu giáo viên. Có những năm, học sinh lớp 1 đông nên cấp tiểu học đông. Sau khi tốt nghiệp từng cấp học thì tỷ lệ từng cấp học có sự chênh lệch. Sở Nội vụ đã phối hợp với các quận, huyện để điều tiết giáo viên ở các cấp học. Tuy nhiên, việc này cũng rất khó khăn vì phải phù hợp với trình độ đào tạo, giảng dạy ở các trường.
Về chất lượng giáo viên, ông Trần Đình Cảnh cho biết, đây là vấn đề còn tồn tại, trước đây đội ngũ giáo viên được đào tạo hệ 10+2, trung cấp, cao đẳng sư phạm. Quá trình triển khai Luật Giáo dục bắt buộc giáo viên ở tất cả các cấp học phải có trình độ đại học, do đó các hệ đào tạo cũ phải được chuẩn hóa.
Theo ông Cảnh, quá trình này do ý thức tự học nên một số giáo viên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, ngành Giáo dục và Đào tạo và ngành Nội vụ đang phối hợp tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Ngành Giáo dục cùng Sở Tài chính tham mưu với HĐND thành phố có cơ chế, chính sách quan tâm đến đội ngũ giáo viên mầm non.
Trả lời đại biểu về việc cần quan tâm đến đội ngũ giáo viên mầm non, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương cho biết, hiện nay, một số trường mầm non cấp huyện thừa giáo viên,
Sở kiến nghị có chế độ định biên viên chức và cần có sự tham gia của Sở Nội vụ, để giải quyết việc thừa giáo viên ở huyện này nhưng không thể điều động sang viên chức biên chế giáo viên ở huyện khác.
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/tuyen-giao-vien-hop-dong-giang-day-tai-cac-truong-hoc-van-kho-khan-a193984.html