Siêu thị bán hàng không rõ nguồn gốc: Rủi do mức án 20 năm

Luật sư Nguyễn Thị Minh Yến nhấn mạnh, việc buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc tại siêu thị có thể dẫn đến hình phạt nghiêm khắc, thậm chí là án tù 20 năm nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

 Khung pháp lý và mức xử phạt đối với hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ 

Trong phóng sự trước, chúng tôi đã đề cập đến tình trạng bán hàng không rõ nguồn gốc tại

Luật sư Nguyễn Thị Minh Yến - Giám đốc Công ty Luật TNHH Gia Võ.

Một điểm đáng chú ý, theo luật sư Yến, người tiêu dùng không cần chứng minh lỗi từ phía nhà sản xuất khi khởi kiện các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp hàng hóa không rõ nguồn gốc. 

Chỉ cần ba điều kiện được thỏa mãn: Sản phẩm có khuyết tật, gây ra thiệt hại, và tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa khuyết tật và thiệt hại, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường. Đây là công cụ pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp.

 Xử lý nghiêm gian lận thương mại 

Trong tháng 11/2024, Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội đã triển khai hàng loạt chiến dịch kiểm tra và xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất hàng giả. Theo báo cáo, các lực lượng chức năng đã xử lý 1.801 vụ vi phạm, khởi tố 6 vụ với 19 bị can, thu nộp ngân sách hơn 415 tỷ đồng.

Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra 359 vụ, xử lý hành chính 355 vụ, phạt tiền 3,86 tỷ đồng, và tịch thu hàng hóa vi phạm trị giá 2,91 tỷ đồng. Cục Hải quan Hà Nội cũng phát hiện 183 vụ, xử phạt hành chính 14,9 tỷ đồng, với giá trị hàng hóa vi phạm lên tới 11,9 tỷ đồng.

Một trong những vụ việc đáng chú ý là Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 đã bất ngờ kiểm tra cơ sở kinh doanh tại số 5, ngõ 199 Đình Xuyên, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm. Tại đây, gần 12.000 sản phẩm tất chân có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như Lacoste, Nike, Adidas bị phát hiện. Chủ cơ sở này vừa bán hàng trực tiếp, vừa giao dịch qua mạng xã hội Zalo.

Trước đó, cuối tháng 10/2024, Đội Quản lý thị trường số 24 phối hợp với Công an huyện Hoài Đức đã phát hiện 37.000 nhãn mác và 35.450 đôi tất chân giả mạo tại một cơ sở khác.

Siêu thị bán hàng không rõ nguồn gốc: Nguy cơ đối diện mức án 20 năm- Ảnh 3.

Dịp Tết Nguyên đán là thời điểm cao điểm mua sắm, khi nhiều doanh nghiệp tung ra các chương trình khuyến mại lớn. Đây cũng là cơ hội để các đối tượng lợi dụng, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái.

Ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, dịp Tết Nguyên đán là thời điểm cao điểm mua sắm, khi nhiều doanh nghiệp tung ra các chương trình khuyến mại lớn. Đây cũng là cơ hội để các đối tượng lợi dụng, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái.

Lực lượng chức năng đã triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát tập trung vào các mặt hàng thiết yếu dự báo nhu cầu tăng cao như thực phẩm, bánh kẹo, rượu, bia, mỹ phẩm, thuốc lá, pháo nổ, và thực phẩm chức năng. Các địa bàn trọng điểm bao gồm chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, các điểm tập kết hàng hóa và các tuyến giao thông chính.

Ông Kiên khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi mua sắm, đặc biệt là trên các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội. Các đối tượng buôn bán hàng giả thường lợi dụng nhu cầu tăng cao để tràn lan quảng bá sản phẩm kém chất lượng, gây thiệt hại trực tiếp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Chuỗi siêu thị Lamason 10K bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốcHà Nội: Chen chân mua hàng siêu thị dịp cận Tết

Người dân nên ưu tiên chọn mua hàng trên các sàn thương mại điện tử uy tín, đã đăng ký pháp nhân và khai báo với cơ quan quản lý nhà nước. Khi giao dịch, cần kiểm tra kỹ thông tin về người bán, đảm bảo sản phẩm có mô tả chi tiết và hình ảnh chất lượng. 

Đặc biệt, không nên chuyển tiền trước khi xác minh được độ tin cậy của người bán và chất lượng sản phẩm.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhấn mạnh rằng, ngoài việc kiểm tra thông tin người bán, người tiêu dùng cần chú ý đến chính sách bảo hành và hoàn tiền để bảo vệ quyền lợi.

"Việc thiếu cảnh giác có thể khiến người tiêu dùng rơi vào bẫy hàng giả, hàng nhái, gây thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn về niềm tin", ông Phú cảnh báo.

Người tiêu dùng không chỉ là đối tượng cần được bảo vệ mà còn đóng vai trò là “lá chắn” giúp phát hiện và ngăn chặn hàng hóa vi phạm. 

Khi người dân ý thức hơn trong việc mua sắm, kết hợp với sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan chức năng, thị trường sẽ dần trở nên lành mạnh hơn, mang lại lợi ích bền vững cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Kim Thoa

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/sieu-thi-ban-hang-khong-ro-nguon-goc-rui-do-muc-an-20-nam-a195762.html