Chiến lược phát triển bền vững hiệu quả tại OCB trong năm 2024

(Chinhphu.vn) - Là một trong những ngân hàng đặt mục tiêu và xây dựng nền tảng chiến lược phát triển bền vững hướng đến ngân hàng xanh từ rất sớm, năm 2024, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã có bước tiến vượt bậc khi liên tục tung hàng loạt sản phẩm số, tín dụng xanh, công bố báo cáo phát triển bền vững độc lập… Điều này đã mang đến cho OCB nhiều "trái ngọt".

Chiến lược phát triển bền vững hiệu quả tại OCB trong năm 2024- Ảnh 1.

Năm 2024 OCB đã gặt hái được nhiều "trái ngọt" nhờ chiến lược phát triển bền vững hiệu quả - Ảnh: VGP/LN

Giữ vững 'phong độ' ngân hàng tiên phong chuyển đổi số

Tháng 5/2024 OCB chính thức giới thiệu phiên bản OCB OMNI thế hệ mới - chỉ sau 6 tháng triển khai, đặt ra một tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực ngân hàng số tại Việt Nam về tốc độ, sự tiện lợi và đưa OCB trở thành ngân hàng hàng đầu trong cuộc đua chuyển đổi kỹ thuật số hiện nay.

Với gần 200 tính năng chỉ trên một ứng dụng, ứng dụng ngân hàng số này đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng. Với nhiều ưu điểm vượt trội, chỉ sau 7 tháng ra mắt, số lượng giao dịch trên OCB OMNI tăng 74%, CASA tăng 21% và doanh thu số tiền gửi tiết kiệm trực tuyến tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023.

Đặc biệt, năm 2024 trong hành trình "ngân hàng dẫn đầu" triển khai mô hình ngân hàng mở (Open banking), OCB đã chính thức xây dựng và vận hành, cán mốc hơn 150 Open API, tương ứng các dịch vụ khác nhau từ cơ bản đến nghiệp vụ chuyên biệt, sẵn sàng tích hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đối tác đa ngành nghề, với hiệu suất xử lý mạnh mẽ, trung bình hơn 6 triệu giao dịch/tháng kể từ đầu năm 2024. Bất kỳ doanh nghiệp nào có nhu cầu quản lý tài chính nội bộ hoặc cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng đều có thể kết nối với OCB thông qua nền tảng Open API.

Theo số liệu thống kê, đến thời điểm hiện tại, số lượng khách hàng kết nối Open API ở OCB tăng gấp đôi so với năm 2023, góp phần gia tăng tỉ lệ CASA đạt trên 20%. Với mục tiêu giữ vững vị trí dẫn đầu về Open banking trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, OCB đã xây dựng trung tâm phân tích dữ liệu, sử dụng các thuật toán và công nghệ tiên tiến để phân tích bộ dữ liệu trong Big data, kết hợp với ứng dụng trí thông minh nhân tạo, từ đó giúp ngân hàng có sự hiểu biết toàn diện và sâu sắc về khách hàng, cho phép cá nhân hóa trong việc xây dựng, điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ và thực hiện chiến dịch tiếp thị có mục tiêu nhằm nâng cao sự hài lòng của người dùng.

Chiến lược phát triển bền vững hiệu quả tại OCB trong năm 2024- Ảnh 2.

OCB đã chính thức xây dựng và vận hành, cán mốc hơn 150 Open API, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đối tác đa ngành nghề, với hiệu suất xử lý mạnh mẽ - Ảnh: VGP/LN

Bên cạnh đó, năm 2024 OCB cũng thể hiện rõ cam kết của mình "Làm cho dịch vụ ngân hàng Việt Nam dễ dàng hơn bao giờ hết với chi phí hợp lý, cùng những tính năng tiện lợi, thú vị" thông qua việc đẩy mạnh phát triển của ngân hàng số Liobank – ngân hàng số được "thiết kế may đo" dành riêng cho nhóm khách hàng trẻ, hiện đại và sành công nghệ.

Với định hướng đó, OCB đã xây dựng nền tảng vững chắc, cung cấp đầy đủ dịch vụ thông qua 4 trụ cột sản phẩm chính: Cung cấp ứng dụng Mobile app tuyệt vời trên nền tảng Cloud native và Micro service giúp đảm bảo sự mượt mà trong sử dụng và khả năng đáp ứng tăng trưởng nhanh người dùng; đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng ngay: Thẻ 2in1 Liobank kết hợp cả debit và credit đi kèm Apple pay/Google pay/QR payment. 

Liobank hiện là ngân hàng duy nhất triển khai "Cashback realtime – hoàn tiền ngay lập tức"; cung cấp tín dụng khách hàng, đặc biệt chú trọng cấp hạn mức thẻ phục vụ nhu cầu chi tiêu đời sống và minh bạch trong giao dịch: Ứng dụng quy trình ra quyết định tín dụng dựa trên máy học (Machine learning) và dữ liệu lớn (Big data), không phụ thuộc vào dữ liệu truyền thống. 

OCB cũng triển khai hạn mức trải nghiệm (EduLimit) nhằm tạo cơ hội tiếp cận tín dụng cho nhóm khách hàng chưa có lịch sử tín dụng, đồng thời xây dựng hệ thống chấm điểm hành vi khách hàng. Và cuối cùng là đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và đầu tư, hướng đến xây dựng hành vi tiết kiệm sinh lời đơn giản ngay từ số tiền nhỏ và gắn với hoạt động hằng ngày.

Kết quả sau hơn 1 năm tung ra thị trường, Liobank đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với gần 500.000 khách hàng mới trong năm 2024, trong đó có hơn 300.000 khách hàng sở hữu thẻ vật lý. Tổng giá trị giao dịch và số lượt giao dịch nhận và gửi qua Liobank đã đạt 11.000 tỷ đồng với 8 triệu giao dịch được thực hiện, tăng 4,2 lần so với năm 2023, xếp hạng trên các app store Liobank đạt 4,7+ thuộc nhóm đầu các ứng dụng tài chính.

"OCB là một trong những ngân hàng đang đầu tư chi phí khá lớn cho hoạt động chuyển đổi số. Chúng tôi đặt niềm tin rất lớn vào hoạt động này, bởi đây là cơ hội lớn mà OCB nhất định phải đi đầu để tạo ra sự khác biệt rõ nét trên thị trường", đại diện lãnh đạo OCB cho biết.

Chiến lược phát triển bền vững hiệu quả tại OCB trong năm 2024- Ảnh 3.

Tháng 9/2024, OCB phát hành Báo cáo phát triển bền vững 2023, tạo những bước tiến vượt bậc trong chiến lược phát triển bền vững - Ảnh: VGP/LN

Những bước tiến vượt bậc trong chiến lược phát triển bền vững

Có thể nói, ngân hàng xanh tiên phong tại Việt Nam là đích đến của OCB mà ngân hàng đã đặt đặt nền tảng từ rất sớm và được xây dựng thành chiến lược tổng thể, cùng với sự đồng hành từ nhiều tổ chức quốc tế uy tín, như Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC). 

Bằng hành động cụ thể, tháng 4/2024 OCB và IFC đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, tập trung vào chuyển đổi ngân hàng xanh, nâng cao dịch vụ ngân hàng số cho doanh nghiệp SME và khách hàng bán lẻ. Đây được xem là bước đi quan trọng của OCB nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tạo giá trị thiết thực cho ngân hàng, khách hàng và cộng đồng. 

Theo đó, IFC sẽ hỗ trợ OCB thực hiện hành trình chuyển đổi xanh, đồng thời tăng cường năng lực dịch vụ ngân hàng số dành cho các doanh nghiệp SME và bán lẻ. Điều này không chỉ thúc đẩy phát triển tài chính khí hậu, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp SME, đặc biệt là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Tháng 9/2024, OCB phát hành Báo cáo phát triển bền vững 2023 với chủ đề: "Hành trình chuyển đổi ngân hàng xanh", trở thành một trong những ngân hàng tiên phong xây dựng, công bố báo cáo phát triển bền vững độc lập trên toàn hệ thống.

Với sự chuyên nghiệp, minh bạch và khả năng truyền tải thông tin hiệu quả đến các nhà đầu tư, đồng thời hướng đến việc nâng cao quản trị và phát triển bền vững của ngân hàng thông qua báo cáo phát triển bền vững, OCB đã liên tục được vinh danh với hàng loạt giải thưởng danh giá, như: Ngân hàng duy nhất nhận giải báo cáo phát triển bền vững tại Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024, Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2024 do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư công bố, Top 100 Doanh nghiệp bền vững 2024 do VCCI vinh danh; nhận cú đúp Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu về tín dụng xanh 2024 do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) phối hợp cùng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) bình chọn…

OCB được vinh danh vào top thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024OCB 'tăng tốc' cho mục tiêu phát triển bền vữngOCB nhiều năm liền đạt Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024OCB được vinh danh 'Thương hiệu truyền cảm hứng 2024'OCB công bố báo cáo phát triển bền vững độc lập 2023

Đặc biệt, nằm trong chiến lược phát triển bền vững được xây dựng và công bố, năm 2024 OCB đã thực hiện hàng loạt các chương trình nhằm đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, chia sẻ với cộng đồng, cụ thể: Tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng Trường THCS Minh Thanh (tỉnh Tuyên Quang);, chung tay hỗ trợ người dân miền Bắc chịu ảnh hưởng bão Yagi; đồng hành cùng ngành ngân hàng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, trong đó OCB ủng hộ 5 tỷ đồng kinh phí xây dựng, sửa chữa 75 căn nhà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; đồng hành cùng Quỹ Khuyến học Kiên Giang giúp sinh viên khó khăn tiếp tục đến trường; tài trợ học bổng cho sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt…

Tháng 12/2024, OCB cũng đã thực hiện chương trình "Dọn nhà góp cây" phủ xanh rừng Xuân Liên (Thanh Hóa)" thông qua Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên GAIA. Theo đó, 1.065 cây xanh đã được đóng góp thông qua các hoạt động nội bộ dành cho cán bộ nhân viên ngân hàng, gần 400 kg vật phẩm quyên góp cũng được gửi đến tổ chức GAIA.

Với những nỗ lực không ngừng trong hoạt động tiên phong chuyển đổi số và phát triển bền vững, năm 2024, OCB gặt hái được nhiều "trái ngọt", khẳng định vị thế, năng lực của mình khi liên tiếp được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh, như: Thương hiệu Quốc gia do Bộ Công Thương bình chọn; Top 25 Thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024 do Tạp chí Forbes Việt Nam xếp hạng và công bố; thương hiệu Truyền cảm hứng 2024 do Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) thực hiện; Top Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024 do Brand Finance công bố với giá trị thương hiệu đạt 150 triệu USD, chỉ số sức mạnh thương hiệu 67,3 xếp hạng AA. 

So với năm 2023, năm 2024, ngân hàng đã tăng 20% giá trị thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) tăng một bậc, tương ứng 14,5 điểm. Đồng thời, OCB cũng nằm trong top 6 tăng trưởng nhanh nhất ngành ngân hàng.

LN


Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/chien-luoc-phat-trien-ben-vung-hieu-qua-tai-ocb-trong-nam-2024-a196940.html