Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long

Để phát huy giá trị các nghi lễ tết tiêu biểu của cung đình cũng như phong tục tết dân gian truyền thống của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết Ất Tỵ.

Trưng bày Tết xưa và thể nghiệm các nghi lễ truyền thống trong Cung đình

Theo phong tục cổ truyền của Việt Nam và một số nước châu Á, Tết Nguyên đán được xem là lễ tiết quan trọng bậc nhất và thiêng liêng nhất trong năm. Tết được tính theo Âm lịch, là thời khắc đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Ở nước ta, Tết thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp trong năm cũ và kết thúc vào ngày mùng 7 tháng Giêng của năm mới.

Trong những ngày này, mọi công việc đều được tạm gác lại, nhà nhà đều hân hoan háo hức đi chợ tết, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị cho việc cúng tế các vị thần linh và tổ tiên, sum họp nghỉ ngơi, thăm hỏi chúc tụng người thân, du xuân đầu năm... Tất cả mọi người đều mong cầu, chào đón một năm mới sẽ đến với những điều tốt đẹp, may mắn, bình an và thịnh vượng.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 1.

Nghi lễ tại Hoàng thành Thăng Long.

Đặc biệt hơn, tại mảnh đất kinh đô Thăng Long xưa với hơn một ngàn năm văn hiến kéo dài liên tục từ các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Lê Trung hưng cho đến thời đại Hồ Chí Minh.

Nơi đây là sự kết tinh, hội tụ và giao thoa giữa văn hóa dân gian truyền thống và văn hóa cung đình. Vì thế văn hóa lễ tết lại càng phong phú, đặc sắc.

Nhằm phát huy những giá trị văn hóa tinh hoa ấy, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Chương trình Tết Việt để chào đón xuân Ất Tỵ 2025. Nội dung chương trình gồm có trưng bày Tết xưa và thể nghiệm các nghi lễ truyền thống trong Cung đình.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 2.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20/1/2025 (Mùng 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (Mùng 9 Tháng Giêng năm Ất Tỵ) bao gồm nhiều hoạt động đặc sắc.

Trong đó có không gian trưng bày "Tết xưa – Tết thời bao cấp; Không gian trưng bày "Nghi lễ tết cung đình ngày xuân; Giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội... cùng với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam như Nghi lễ tiến lịch; Nghi lễ thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời; Lễ dựng cây Nêu; Lễ đổi gác; Lễ khai xuân hay chương trình múa rồi nước.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 3.

Nghi lễ tại điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long.

Theo PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, việc nghiên cứu, việc tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đương đại, từ đó khích lệ sự quan tâm của du khách và các bạn trẻ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 4.

PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Ông Jonathan Baker đại diện của UNESCO cho biết, đây là lần thứ hai ông tham dự buổi lễ này và cảm thấy may mắn khi được làm việc tại một đất nước luôn đề cao việc gìn giữ và phát huy di sản, và tôi trân trọng ghi nhận tất cả những nỗ lực và sáng kiến đầy ýnghĩa của sự kiện.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 5.

Ông Jonathan Baker đại diện của UNESCO tại Việt Nam.

Đại diện của UNESCO cho rằng Lễ "Tống cựu nghinh tân" hôm nay thực sự là một nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của người Việt bởi lễ hội là khởi đầu một mùa Lễ hội Tết nguyên đán của Việt Nam, giúp thắt chặt hơn sự gắn kết với tổ tiên và nhắc chúng ta về những phong tục truyền thống chào năm mới.

Ông Jonathan Baker tin rằng, Lễ Tống cựu nghinh tân hôm nay sẽ cho chúng ta được chìm vào kho tang di sản văn hóa trù phú của Việt Nam, mà nổi bật chính là phong tục truyền thống về ngày Tết nguyên đán.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 6.

Cây nêu ngày Tết là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, thường được dựng vào dịp Tết Nguyên Đán. Đây là một cây tre cao, thẳng, được tỉa hết cành lá, chỉ để lại một ít lá trên ngọn. Trên ngọn cây thường treo các vật phẩm mang ý nghĩa tâm linh như lá bùa, cờ ngũ sắc, chuông gió

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 7.

Nghi lễ thả cá chép vào ngày ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng thành kính với các Táo quân. Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, các gia đình thực hiện nghi lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời, cầu mong sự bình an, thịnh vượng cho quốc gia và gia đình vào năm mới.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 8.

Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 9.

Đông đảo người dân và du khách nước ngoài tới tham dự trình diễn tái hiện nghi lễ “tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 10.

Đổi gác là một nghi thức quan trọng diễn ra hàng ngày trong cấm thành Thăng Long và triều Đại nhà Lê cũng không ngoại lệ. Ra vào cung phải có sắc chỉ của Vua mới được ra vào cửa cấm. Nếu có lệnh truyền triệu viên quan nào, ban ngày thì dùng bài ngà, cờ lệnh, ban đêm dùng hổ phù, cờ lệnh, lúc ấy quân hộ vệ mới được mở cửa thành. Để đảm bảo nhiệm vụ canh giữ, luật quy định binh lính phải đến đúng giờ, đúng quân số và chuẩn bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 11.

Tiến lịch không chỉ là một nghi lễ thiêng liêng đóng vai trò quan trọng trong đời sống cung đình và dân gian xưa mà “lịch” đã trở thành một vật đặc biệt gắn liền với đời sống của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Làm lịch của cả năm để nắm được những mốc quan trọng của Cung đình trong một năm, thuận theo mùa và thời tiết . Vì thế, nghi lễ này như là một sợi dây kết nối giữa con người đương đại với nền văn hóa của quá khứ.

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long- Ảnh 12.

Chương trình biểu diễn nằm trong chuỗi sự kiện tại Hoàng thành Thăng Long.

Tham khảo thêm
Du khách mê mẩn với Lễ hội đèn lồng hoành tráng chưa từng có ở Việt NamDu khách mê mẩn với Lễ hội đèn lồng hoành tráng chưa từng có ở Việt Nam

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/tai-hien-nghi-le-tong-cuu-nghinh-tan-tai-khu-di-san-hoang-thanh-thang-long-a199303.html