Nâng cao năng lực đội ngũ luật gia
Hội Luật gia Việt Nam được thành lập ngày 4/4/1955 (theo Nghị định số 130/NV/DC/NĐ ngày 4/4/1955 của Bộ Nội vụ). Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Hội Luật gia Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng pháp luật, bảo vệ công lý. Trong giai đoạn mới, Hội tiếp tục đổi mới, hiện đại hóa và phát huy truyền thống để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ cùng với việc đất nước đang bước vào kỷ nguyên vươn mình, với vai trò quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện thể chế pháp luật và bảo vệ công lý, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, để tối ưu hóa tổ chức và hoạt động, Hội cần có những sáng kiến đột phá, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hội nghị Tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật về môi trường cho cán bộ hội viên Hội Luật gia Việt Nam tại Hải Phòng.
Công nghệ số giúp tinh giản quá trình quản lý, tăng cường kết nối giữa các cấp Hội và mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến xã hội.
Một nền pháp lý vững mạnh không thể thiếu đội ngũ luật gia giỏi chuyên môn, giàu bản lĩnh và có tư duy đổi mới. Trong thời gian qua, Hội Luật gia Việt Nam đã và đang không ngừng kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động.
Hội chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của hội viên thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu về pháp luật, luật công nghệ…
Một trong những giải pháp quan trọng để Hội nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỷ nguyên số là ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành.
Việc xây dựng hệ thống dữ liệu số chung cho toàn Hội, giúp liên kết, tra cứu và quản lý thông tin hội viên, văn bản pháp luật, các vụ việc, ý kiến tư vấn pháp lý… Việc này giúp tăng tính minh bạch, tối ưu hóa thời gian xử lý công việc và tăng cường sự kết nối giữa các cấp Hội.
Sự chuyên nghiệp hóa của đội ngũ luật gia là nền tảng quan trọng giúp Hội Luật gia Việt nam có thể đồng hành hiệu quả với công cuộc phát triển đất nước.
Cần chủ động tiếp cận công nghệ
Trong kỷ nguyên số, việc phổ biến, giáo dục pháp luật không thể chỉ dừng lại ở hình thức truyền thống mà cần đổi mới, hiện đại hóa. Hội Luật gia Việt Nam cần chủ động tiếp cận công nghệ để nâng cao hiệu quả truyền tải pháp luật đến người dân và doanh nghiệp:
Triển khai các nền tảng trực tuyến để cung cấp thông tin pháp luật một cách nhanh chóng, chính xác. Sử dụng mạng xã hội, website, các ứng dụng di động để tuyên truyền pháp luật.
Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu để nâng cao nhận thức pháp lý cho thế hệ trẻ.
Những cải cách này không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội mà còn góp phần tạo một môi trường pháp lý minh bạch, công bằng.
Chủ động tiếp cận công nghệ để nâng cao hiệu quả truyền tải pháp luật đến người dân và doanh nghiệp.
Sự phát triển của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử trong thời đại 4.0 đặt ra nhiều thách thức mới về mặt pháp lý. Trước tình hình đó, Hội Luật gia Việt Nam cần tích cực tham gia vào quá trình xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các bộ luật quan trọng như: Đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật về an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tham gia tư vấn chính sách, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
Việc xây dựng một hệ thống pháp luật hiện đại, bắt kịp xu thế thời đại là điều kiện tiên quyết để giúp đất nước vươn mình trong nền kinh tế toàn cầu.
Trong thời đại hội nhập, luật pháp không chỉ mang tính chất nội bộ mà còn có sự liên kết chặt chẽ với các chuẩn mực quốc tế. Hội Luật gia Việt Nam đã và đang không ngừng mở rộng hợp tác với các tổ chức pháp lý quốc tế như Liên đoàn Luật sư quốc tế (IBA), Hiệp hội Luật châu Á – Thái Bình Dương (LAWASIA), Hội Luật gia các nước ASEAN…
Trong thời gian tới, Hội cần chú trọng đẩy mạnh các công tác trong việc hợp tác quốc tế: Tham gia các diễn đàn pháp lý quốc tế để nâng cao vị thế của Việt Nam.
Cùng với đó, đóng góp vào việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia. Hợp tác với các tổ chúc luật pháp quốc tế để nâng cao năng lực pháp lý trong nước.
Việc mở rộng hợp tác quốc tế không chỉ giúp đội ngũ cán bộ Hội nâng cao năng lực chuyên môn mà còn góp phần khẳng định vị trí của Hội trên các diễn đàn quốc tế.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu đổi mới với Hội Luật gia Việt Nam. Để đáp ứng xu thế phát triển và thực hiện tốt vai trò của mình, Hội cần chủ động đổi mới, ứng dụng công nghệ số trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Chuyển đổi số không chỉ giúp tối ưu hóa tổ chức mà còn đóng góp vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền lợi công dân và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Thanh Nhung
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/nang-cao-hieu-qua-truyen-tai-phap-luat-den-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-a207556.html