Thí sinh tự do đăng ký trực tuyến thi tốt nghiệp THPT
Ảnh minh họa.
Năm nay, theo quy chế mới, thí sinh tự do được phép đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến, giúp tỉ lệ đăng ký trực tuyến có thể tiệm cận 100%, thông tin trên Đài phát thanh & Truyền hình Hà Nội.
Cụ thể, nhiệm vụ đăng ký thi tốt nghiệp THPT, đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, thanh toán lệ phí xét tuyển, xác nhận nhập học theo hình thức trực tuyến được thực hiện và thành công ngay từ năm đầu tiên - năm 2022. Mỗi năm có khoảng một triệu thí sinh tham gia.
Ngoài việc đăng ký bằng tài khoản được cấp trên hệ thống của Bộ GD&ĐT, thí sinh có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập (thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia) và thực hiện đăng ký, do đó gia tăng sự thuận tiện, an toàn cho thí sinh.
Bộ GD&ĐT cũng đang tiếp tục triển khai nhiệm vụ về triển khai Nghị quyết 57, triển khai "bình dân học vụ số", tiếp tục triển khai học bạ số, văn bằng số, các nội dung liên quan đến thủ tục hành chính công trực tuyến.
Phó Thủ tướng: Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Sáng 27/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và Tp.HCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh tính cấp thiết và nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đồng thời yêu cầu các cơ quan, địa phương phải nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể, có trách nhiệm rõ ràng và lộ trình cải thiện tình hình trong thời gian sớm nhất.
Phó Thủ tướng nêu rõ, dù Luật Bảo vệ môi trường đã quy định trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai các văn bản pháp luật, kế hoạch hành động vẫn còn rất nhiều bất cập và tồn tại.
Một công ty năng lượng mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu chỉ sau 3 tháng phát hànhĐỌC NGAY
Đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Người giúp Trương Mỹ Lan vận chuyển cả tấn tiền khai gì?
Ngày 27/3, TAND Cấp cao tại Tp.HCM tiếp tục xét hỏi đối với các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.
Ngoài xét hỏi các bị cáo là lãnh đạo chi nhánh của SCB về các hành vi sai phạm, HĐXX còn xét hỏi để làm rõ nhiều số tiền khổng lồ sau khi được rút ra khỏi SCB được vận chuyển về đâu và sử dụng vào mục đích gì.
Trong đó, người vận chuyển số tiền đặc biệt lớn cho bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) là Bùi Văn Dũng (tài xế của bị cáo Lan).
Liên quan đến hành vi của bị cáo Bùi Văn Dũng, bản án sơ thẩm nêu rõ, sau khi hoàn tất các thủ tục rút tiền, Thái Thị Thanh Thảo (cựu Giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale, thuộc Ngân hàng SCB, Chi nhánh Sài Gòn) thông báo cho Trần Thị Thúy Ái (kiểm soát viên ngân quỹ Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn) để xuất tiền mặt khỏi quỹ giao cho Bùi Văn Dũng tại hầm B1, trụ sở Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn.
Tiếp đến, Dũng sẽ vận chuyển tiền về Tòa nhà Sherwood tại số 127 Pateur, quận 3, Tp.HCM giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của Trương Mỹ Lan).
xem thêm!
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/ban-tin-283-thi-sinh-tu-do-dang-ky-truc-tuyen-thi-tot-nghiep-thpt-a207667.html