Lộ diện xã có diện tích lớn nhất Đồng Nai sau dự kiến sắp xếp đơn vị hành chính

Với mục tiêu xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu quả, tỉnh Đồng Nai đã công bố danh sách dự kiến số lượng đơn vị hành chính cấp phường, xã. Trong đó, xã lớn nhất tỉnh có tổng diện tích khoảng 660,46 km2, có diện tích cao hơn diện tích so với tiêu chuẩn khoảng 2201,53%.

Theo đề án sắp xếp của UBND tỉnh Đồng Nai, số lượng đơn vị hành chính cấp xã tại Đồng Nai sẽ giảm mạnh từ 159 xuống còn 55 đơn vị tức giảm hơn 65%. Đây là bước đi chưa từng có tiền lệ, thể hiện quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong việc cơ cấu lại hệ thống chính quyền địa phương, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Lộ diện xã có diện tích lớn nhất Đồng Nai sau dự kiến sắp xếp đơn vị hành chính- Ảnh 1.

Một góc ảnh từ trên cao tại xã Trị An. (huyện Vĩnh Cửu).

Trong danh sách các phường, xã dự kiến sau khi sắp xếp thì xã có diện tích lớn nhất Đồng Nai là xã Trị An (huyện Vĩnh Cửu) với tổng diện tích khoảng 660,46 km2 được hợp nhất từ các xã Mã Đà, xã Trị An, TT.Vĩnh An (cả 3 cùng huyện Vĩnh Cửu) có diện tích cao hơn diện tích so với tiêu chuẩn khoảng 2201,53%. 

Tổng số dân số khoảng 51.028 người vượt tiêu chuẩn 318,93%. Dự kiến trung tâm hành chính đặt tại UBND huyện Vĩnh Cửu.

Bên cạnh đó, Tp.Biên Hòa là thành phố có dân số rất lớn, có 25 phường, xã (24 phường và 1 xã) sẽ còn chín đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Đáng chú ý, phường Tân Phong hiện hữu sẽ thêm 3 xã của huyện Vĩnh Cửu là Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú với tổng số dân hơn 100.000 người.

Có 4 phường nằm ven sông Đồng Nai (giáp Bình Dương, Tp.HCM) gồm Tân Hạnh, Hóa An, Bửu Hòa, Tân Vạn sẽ thành một phường ở Tp.Biên Hòa.

Theo đề xuất, phường Trảng Dài được ví là "siêu phường" ở Biên Hòa cũng sẽ thêm xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu).

Đà Nẵng sắp xếp lại còn 16 xã, phường và đặc khu Hoàng SaĐà Nẵng sắp xếp lại còn 16 xã, phường và đặc khu Hoàng SaĐỌC NGAY

"2 phường khác là Phước Tân, Tam Phước nằm ven quốc lộ 51 vẫn giữ nguyên, không sáp nhập"

Với đề xuất còn 9 đơn vị hành chính, Tp.Biên Hòa đề xuất giữ lại các tên phường mới là Biên Hòa, Trấn Biên... Đây là những cái tên từng gắn bó với lịch sử vùng đất này và luôn nằm trong tâm khảm của người dân.

Tp.Long Khánh từ 13 phường, xã cũng đề xuất còn 5 đơn vị phường, xã. Tp.Long Khánh đề xuất giữ lại các tên quen thuộc như Long Khánh, Bình Lộc, Hàng Gòn, Bảo Vinh, Xuân Lập.

Huyện Long Thành nơi có sân bay quốc tế Long Thành từ 14 xã, thị trấn còn năm đơn vị. Huyện này cũng đề xuất giữ lại các tên Long Thành, Bình An, Long Phước, Phước Thái.

Huyện Nhơn Trạch giáp ranh với Tp.HCM có cảng Phước An, nhà máy điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 từ 12 xã, thị trấn đề xuất giữ lại tên ba đơn vị. Đó là Nhơn Trạch, Đại Phước, Phước An.

Huyện Thống Nhất từ 10 xã, thị trấn đề xuất tinh gọn còn 3 đơn vị hành chính gồm Thống Nhất, Dầu Giây, Gia Kiệm.

Huyện Trảng Bom từ 17 xã, thị trấn còn 5 đơn vị. Cụ thể, huyện đề xuất giữ các tên Trảng Bom, An Viễn, Bình Minh, Bàu Hàm, Hưng Thịnh.

Huyện Cẩm Mỹ đề xuất còn 5 đơn vị hành chính gồm Cẩm Mỹ, Sông Ray, Xuân Quế, Xuân Đông, Thừa Đức.

Huyện Xuân Lộc từ 15 xã, thị trấn đề xuất còn sáu đơn vị hành chính. Huyện này kiến nghị giữ các tên Xuân Lộc, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Bắc và Gia Ray.

Huyện Định Quán từ 14 xã, thị trấn còn 5 đơn vị gồm tên La Ngà, Định Quán, Thanh Sơn, Phú Vinh, Phú Hòa.

Huyện Tân Phú từ 16 xã, thị trấn còn 5 đơn vị và đề xuất giữ các tên cũ như Tà Lài, Nam Cát Tiên, Tân Phú, Phú Lâm, Đắc Lua.

Huyện Vĩnh Cửu từ 10 xã, thị trấn đề xuất còn 4 đơn vị gồm Tân Triều, Phú Lý, Trị An, Tân An.

Cũng trong ngày 23/4, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - ông Vũ Hồng Văn đã ký ban hành Kế hoạch 453-KH/TU về việc sắp xếp, sáp nhập tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, thành lập tỉnh Đồng Nai mới. Kế hoạch bao gồm xây dựng đề án, thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc, đồng thời sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể của 2 tỉnh.

UBND tỉnh Đồng Nai và Bình Phước chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến cử tri trước ngày 25/4/2025, trình HĐND các cấp thông qua Đề án sáp nhập và hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ trước 1/5/2025. Đồng thời, rà soát, bố trí trụ sở, phương tiện làm việc cho tỉnh mới và xử lý trụ sở dôi dư; cập nhật quy trình giải quyết thủ tục hành chính để đảm bảo thông suốt.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai phối hợp Bình Phước hoàn thành dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh mới trước 30/6/2025. Trước 15/9/2025, phải kiện toàn bộ máy các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh mới. Các cơ quan, đơn vị hai tỉnh phải nghiêm túc thực hiện theo tiến độ Trung ương.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ 2 tỉnh làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, phối hợp triển khai kế hoạch.Theo Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025, tỉnh Bình Phước và Đồng Nai sẽ sáp nhập thành tỉnh mới tên gọi Đồng Nai, trung tâm hành chính đặt tại Tp.Biên Hòa. Tỉnh mới có diện tích 12.737,2 km², dân số hơn 4,42 triệu người, đứng thứ 3 cả nước. Việc sắp xếp cấp xã đang được triển khai như sau: Đồng Nai sẽ giảm từ 159 còn 55 đơn vị, Bình Phước từ 111 còn 42, giảm hơn 60%.

Anh Trọng


Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/lo-dien-xa-co-dien-tich-lon-nhat-dong-nai-sau-du-kien-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-a211216.html