Quảng Nam tăng giá nước, cao nhất gần 19.000 đồng/m3

Người dân, doanh nghiệp tại Quảng Nam sẽ thanh toán theo mức giá nước sạch tăng từ kỳ thu tháng 5/2025, với mức giá cao nhất 18.959 đồng/m³.

Ngày 21/5, theo Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam, từ kỳ thu tiền nước tháng 5/2025, người dân và doanh nghiệp tại Quảng Nam sẽ bắt đầu thanh toán theo biểu giá nước sạch mới, được điều chỉnh tăng so với trước đây.

Theo Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam, biểu giá mới được chia theo hai nhóm khu vực: nhóm đô thị, đồng bằng gồm TP.Hội An, TP.Tam Kỳ, TX.Điện Bàn và các huyện Phú Ninh, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành; và nhóm miền núi gồm các huyện Nam Giang, Phước Sơn.

Ở khu vực đô thị, giá nước sinh hoạt bậc 1 (cho 10m³ đầu tiên) là 8.954 đồng/m³. Các bậc tiếp theo tăng dần theo sản lượng sử dụng. Cụ thể bậc 2 (10–20m³): 11.177 đồng/m³; bậc 3 (20–30m³): 13.400 đồng/m³; bậc 4 (trên 30m³): 15.624 đồng/m³

Giá nước cho các cơ quan hành chính sự nghiệp được áp mức 13.400 đồng/m³, còn doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ lần lượt là 14.265 đồng/m³ và 18.959 đồng/m³.

Quảng Nam tăng giá nước, cao nhất gần 19.000 đồng/m3- Ảnh 1.

Quảng Nam tăng giá nước, cao nhất gần 19.000 đồng/m3- Ảnh 2.

Đơn giá nước sạch mới.

Trong khi đó, giá nước tại Nam Giang và Phước Sơn, hai địa phương miền núi có điều kiện đặc thù – thấp hơn nhưng vẫn tăng đáng kể so với trước đây. Cụ thể bậc 17.175 đồng/m³; bậc 2 8.954 đồng/m³; bậc 3 10.733 đồng/m³; bậc 4 12.512 đồng/m³.

Giá nước cho các tổ chức hành chính, sản xuất và dịch vụ lần lượt là 10.733 đồng/m³, 11.424 đồng/m³ và 15.180 đồng/m³.

Trước đó, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam gửi báo cáo đến UBND tỉnh Quảng Nam trình bày hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt không đủ nguồn thu để trả nợ vay các dự án cấp nước.

Theo công ty, việc tạm dừng áp dụng giá nước kỳ ba từ tháng 10/2024 khiến doanh nghiệp không đủ doanh thu để bù chi phí hoạt động và trả nợ các khoản vay đầu tư hệ thống cấp nước. Cụ thể, trong năm 2024, công ty lỗ khoảng 51 tỷ đồng. Riêng các khoản vay ODA, đến cuối năm 2024, doanh nghiệp nợ quá hạn hơn 98 tỷ đồng và lãi chưa trả là 93 tỷ đồng. Ngoài ra, đến cuối tháng 3/2025, nợ ngân sách nhà nước còn hơn 54 tỷ đồng.

Trước thực trạng đó, Công ty nhiều lần kiến nghị tỉnh cho phép áp dụng giá kỳ ba và đề nghị cấp bù ngân sách hơn 11,8 tỷ đồng do chưa điều chỉnh giá nước kịp thời.

UBND tỉnh Quảng Nam sau đó đã tổ chức nhiều cuộc họp, trong đó có sự tham dự của các sở ngành liên quan như Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường. Sau cùng, tỉnh thống nhất cho công ty áp dụng biểu giá năm thứ ba từ kỳ thu tháng 5/2025.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu Công ty Cấp thoát nước tiếp tục hoàn thiện phương án giá nước mới, cập nhật hướng dẫn từ Bộ Tài chính và nộp hồ sơ để thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định. 

Bắt đối tượng vận chuyển 38 bánh heroin từ Lào về Quảng NamCon cán bộ Quảng Nam sẽ được ưu tiên nhập học tại Đà Nẵng sau sáp nhậpPhương án cho hơn 1.000 người dân "mắc kẹt" giữa 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam

Vào năm 2021, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam đã xây dựng phương án giá nước, trình Sở Tài chính thẩm định. Để tránh tăng đột ngột ảnh hưởng đến người dân, Sở Tài chính tham mưu triển khai tăng giá theo lộ trình 3 giai đoạn bắt đầu từ tháng 10/2022.

Theo lộ trình, năm thứ nhất từ 10/2022 và năm thứ hai từ 10/2023 và năm thứ ba từ 10/2024. Nhưng do chưa có hướng dẫn đặc thù từ Bộ Tài chính, UBND tỉnh buộc phải tạm dừng áp dụng kỳ ba cho đến nay.

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/quang-nam-tang-gia-nuoc-cao-nhat-gan-19000-dongm3-a215265.html