Con trai bất ngờ thở khò khè, bố mẹ đưa đến bệnh viện thì sốc nặng khi biết lý do

Bữa tiệc sinh nhật vui vẻ đã nhanh chóng trở thành trải nghiệm đáng sợ đối với cậu bé.

Vào thứ Năm (ngày 22/5), tài khoản Facebook Nurul Huda Zulkhairi đã chia sẻ một câu chuyện cảnh báo về việc con trai cô bị nghẹn vì một quả bóng bay xì hơi, thậm chí suýt chút nữa thì mất mạng.

Theo đó, ngày 20/5 là sinh nhật của con trai Nurul. Mọi việc diễn ra tốt đẹp khi cô và chồng tiếp đón khách trong khi cậu con trai chơi trò ném bóng với bạn.

Một lúc sau, chị dâu của Nurul nói với chồng Nurul rằng cô nhận thấy cậu bé có dấu hiệu thở khò khè.

Vì con trai đã từng bị hen suyễn trước đó nên họ nghĩ rằng điều này là bình thường và lấy bình xịt cho cậu bé.

Tuy nhiên, tình trạng của cậu bé ngày càng tệ hơn đến mức khuôn mặt bắt đầu trở nên tím tái.

Chồng của Nurul bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cho con trai và cũng tiến hành hô hấp nhân tạo.

Con trai bất ngờ thở khò khè, bố mẹ đưa đến bệnh viện thì sốc nặng khi biết lý do- Ảnh 1.

Ảnh: Facebook Nurul Huda Zulkhairi/MS News

Sau đó, họ đưa cậu bé đến bệnh viện, nơi các bác sĩ phát hiện một quả bóng bay xẹp nằm trong cổ họng cậu bé khi họ chuẩn bị đặt nội khí quản.

Rất may là các bác sĩ đã có thể lấy được "dị vật" ra, giúp đường thở của cậu bé thông thoáng.

Từ câu chuyện của mình, Nurul muốn cảnh báo các bậc phụ huynh hãy luôn trông chừng con nhỏ.

"Những thứ nhỏ nhặt như quả bóng bay có thể gây ra thảm họa lớn nếu không được chú ý".

"Đừng coi nhẹ chuyện này, vì chính tôi cũng suýt mất con mình", Nurul viết.

Theo các bác sĩ, dị vật đường thở có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tùy thuộc vào loại dị vật, tuổi của bệnh nhân và thời gian được điều trị sớm hay muộn.

Trên thực tế, nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan chỉ nghĩ trẻ nuốt phải vật lạ, nhưng không lường được nguy hiểm khi dị vật bít kín đường thở nếu không xử trí kịp thời sẽ gây viêm phế quản; viêm phổi; xẹp phổi, áp xe phổi, nặng hơn là suy hô hấp, di chứng não do thiếu oxy hoặc thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng.

Nếu dị vật mắc kẹt ở ngã ba hầu họng và đường thở, bé có nguy cơ khó thở nguy kịch. Nếu mắc ở đường tiêu hóa không được xử lý đúng và kịp thời, bệnh nhi sẽ bị nhiễm loét, rò thủng thực quản và viêm loét dạ dày với nhiều hệ lụy khó lường.

Để phòng tránh tai nạn hóc dị vật đáng tiếc cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý: Người lớn phải thường xuyên để mắt tới trẻ nhỏ, khi trông giữ trẻ người lớn phải thường xuyên giám sát, giữ trẻ trong tầm mắt.

Không ép trẻ ăn, uống khi đang khóc hoặc không nên nô đùa khi có thức ăn trong miệng; Luyện cho trẻ thói quen không cho các vật và đồ chơi vào miệng ngậm mút; Không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn, các loại hạt... Với trẻ lớn không ngậm đầu bút bi hay các loại đồ có thể chui lọt vào đường thở, tiêu hóa...

Con gái 3 tuổi đột nhiên hét lên đau đớn giữa đêm, mẹ bước vào phòng thì sốc nặngCon gái 3 tuổi đột nhiên hét lên đau đớn giữa đêm, mẹ bước vào phòng thì sốc nặngĐỌC NGAY

Các đồ vật nhỏ như đinh, ốc vít, đồng xu, pin, kim, tăm… hay những hóa chất có thể gây nguy hiểm cho trẻ như dầu hỏa, xăng, nước giặt, kể cả nước sôi… phải để xa, để cao hẳn khỏi tầm tay của trẻ. Kiểm tra đồ chơi của trẻ thường xuyên để đảm bảo các khe cắm pin đã khóa trong và an toàn.

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần biết cách sơ cứu đúng (như động tác Heimlich, vỗ lưng ấn ngực..) với trẻ hóc, sặc dị vật, tránh những thao tác sơ cứu không đúng có thể vô tình đẩy dị vật sâu hơn, khiến tình trạng của trẻ trở nên nguy hiểm hơn. Đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất để có chẩn đoán và xử trí chính xác, kịp thời.

Minh Hoa (t/h)

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/con-trai-bat-ngo-tho-kho-khe-bo-me-dua-den-benh-vien-thi-soc-nang-khi-biet-ly-do-a215791.html