Ảnh: REUTERS/Vương Đình Thụ/Ảnh tài liệu.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho biết chính quyền Moscow nhận thấy có nhiều cơ hội phát triển quan hệ và mong muốn tiếp tục hỗ trợ chính quyền Kabul về các phương diện an ninh, chống khủng bố và đối phó với tội phạm về ma tuý.
Bộ này cũng thấy có nhiều cơ hội lớn về thương mại và kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, vận tải, nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng.
"Chúng tôi tin rằng quyết định chính thức công nhận chính phủ Tiểu vương quốc Hồi Giáo Afghanistan sẽ tạo tiền đề phát triển quan hệ có lợi cho cả hai nước trên nhiều mặt".
Ngoại trưởng Afghanistan Amir Khan Muttaqi đã tuyên bố: "Chúng tôi coi trọng bước tiến quả cảm này từ phía nước bạn Nga, và theo ý Chúa, quyết định này sẽ là một tấm gương cho các quốc gia khác".
Kể từ khi chính quyền Taliban cầm quyền vào tháng 8/2021 sau khi lực lượng Mỹ rút khỏi Afghanistan, chưa có quốc gia nào chính thức công nhận chính quyền này. Tuy nhiên, Trung Quốc, UAE, Uzbekistan và Pakistan đều đã gửi đại sứ tới Kabul, một bước quan trọng hướng tới công nhận chính thức.
Quyết định từ phía chính phủ Nga là một cột mốc quan trọng cho chính quyền Taliban trong thời điểm chính quyền này tìm kiếm phương pháp bình thường hóa quan hệ với các nước và giảm tình trạng bị cô lập.
Chính quyền này có thể bị theo dõi sát sao bởi chính quyền Washington, một chính quyền đã ra quyết định đóng băng tài sản trị giá hàng tỷ USD của ngân hàng trung ương Afghanistan và áp đặt nhiều lệnh trừng phạt lên những lãnh đạo cấp cao của Taliban khiến ngành ngân hàng của Afghanistan nhìn chung bị cô lập khỏi hệ thống ngân hàng quốc tế.
Lịch sử phức tạp
Nga trong thời gian qua đã bắt đầu xây dựng quan hệ với tổ chức Taliban, và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong năm vừa rồi khẳng định tổ chức này đã trở thành một đồng minh trong nỗ lực chống khủng bố. Kể từ năm 2022, Afghanistan đã bắt đầu nhập khẩu dầu, gas và ngũ cốc từ Nga.
Taliban đã bị Nga coi là tổ chức khủng bố trong năm 2003, tuy nhiên lệnh cấm đối với tổ chức này đã được Nga dỡ bỏ vào tháng 4 vừa rồi. Chính phủ Nga nhận thấy cần phải phối hợp với chính quyền Kabul trong khi chính quyền này đối mặt với mối đe dọa an ninh nghiêm trọng từ các tổ chức dân quân Hồi Giáo trên vùng lãnh thổ giữa Afghanistan và Trung Đông.
Vào tháng 3/2024, một số tay súng đã sát hại 149 người tại một thính phòng tại Moscow trong một cuộc tấn công được chịu trách nhiệm bởi tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (ISIS). Các quan chức Mỹ cho biết đã phát hiện thông tin tình báo cho thấy chi nhánh ISIS-K tại Afghanistan của tổ chức này đã đứng sau vụ tấn công.
Tổ chức Taliban cho biết đang nỗ lực đẩy lùi ISIS ra khỏi Afghanistan.
Các nhà ngoại giao phương Tây khẳng định, những nỗ lực nhận được sự công nhận từ quốc tế của Taliban sẽ không thành công cho tới khi chính quyền này thay đổi quan điểm về nữ quyền. Chính quyền Taliban đã quyết định cấm phụ nữ và trẻ em tới trường học và giới hạn sự tự do di chuyển của họ. Chính quyền này khẳng định tôn trọng quyền của phụ nữ trong khuôn khổ luật pháp Hồi Giáo theo cách diễn giải của họ.
Nguyễn Quang Minh (theo Reuters)
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/nga-la-quoc-gia-dau-tien-tren-the-gioi-cong-nhan-chinh-quyen-taliban-a221660.html