Điều kiện áp thuế ưu đãi với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô từ 7/2015

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 199/2025 sửa đổi Nghị định 26/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Theo đó, Nghị định 199/2025 sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 26/2023. Đơn cử, mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với mã hàng tấm thép đen (tôn đen) cán để tráng thiếc sẽ chỉ được duy trì từ nay đến hết tháng 8/2025. Từ ngày 1/9/2025, mức thuế suất đối với mã hàng này sẽ tăng lên 7%.

Áp dụng ngay mức thuế suất thuế nhập khẩu 2% đối với: Polyetylen chứa các monomer alpha-olefin từ 5% trở xuống; Polyetylen có trọng lượng riêng từ 0,94 trở lên; Các copolyme etylene-alpha-olefin, có trọng lượng riêng dưới 0,94,… Trước đó, các mã hàng này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%.

Điều kiện áp thuế ưu đãi với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô từ 7/2015- Ảnh 1.

Nghị định 199 có hiệu lực từ tháng 7/2025, bổ sung thêm điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô.

Nghị định cũng bổ sung thêm điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô. Theo đó, Nghị định bổ sung điểm c.3.6 và c.3.7 vào khoản 3 Điều 8 Nghị định 26/2023 (quy định về điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi).

Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp được xét ưu đãi theo điểm c.3.2, c.3.3, c.3.4 khoản 3 Điều 8 Nghị định 26/2023 có sản xuất, lắp ráp thêm xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn.

Xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên thì được cộng số lượng xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên trong kỳ xét ưu đãi vào sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu của từng nhóm xe, mẫu xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu tương ứng để xác định sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu của nhóm xe, mẫu xe khi xét ưu đãi.

Lo doanh nghiệp nhập linh kiện lắp ráp đường sắt, đại biểu đề nghị Gã khổng lồ ô tô Đức thông báo tin vui về xe điện

Bên cạnh đó, trường hợp doanh nghiệp nắm giữ trên 35% vốn điều lệ của các công ty sản xuất, lắp ráp xe ô tô đã được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (doanh nghiệp sở hữu) thì các công ty nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định được cộng gộp sản lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp của các công ty đó để tính sản lượng tối thiểu khi xét điều kiện hưởng ưu đãi của Chương trình ưu đãi thuế.

Doanh nghiệp sở hữu chịu trách nhiệm về việc xác định tổng sản lượng của các công ty sản xuất, lắp ráp xe ô tô đủ điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế và tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ trên 35% trong kỳ xét ưu đãi thuế.

Cơ quan hải quan nơi công ty sản xuất, lắp ráp xe ô tô đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế thực hiện hoàn thuế tương ứng với sản lượng xe ô tô do công ty đó sản xuất, lắp ráp đã xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi.

Trường hợp doanh nghiệp sở hữu, công ty sản xuất, lắp ráp xe ô tô kê khai không đúng thực tế thì bị truy thu thuế và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/dieu-kien-ap-thue-uu-dai-voi-doanh-nghiep-san-xuat-lap-rap-o-to-tu-72015-a222882.html