Không phải tổ yến, tổ của loài này mới là "báu vật", ở Việt Nam có nhiều

Tổ của loài côn trùng này được thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 1 hàng năm. Đây là loại dược liệu có vị ngọt, mặn, hơi tanh, tính bình, không độc, có chứa protit, lipid, canxi và sắt.

Bọ ngựa còn gọi là con bù cào hoặc ngựa trời hay đường lang.

Không phải tổ yến, tổ của loài này mới là "báu vật", ở Việt Nam có nhiều - Ảnh 1.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ con bọ ngựa (tên thuốc là đường lang) và tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm (còn gọi là tang phiêu tiêu).

Người ta thường bắt bọ ngựa còn sống, bỏ đầu, cánh, chân và ruột rồi đem rang chín và tán thành bột, đựng trong lọ kín dùng dần.

Đông y cho rằng, bọ ngựa có vị ngọt mặn, tính ấm, không độc, có công dụng bổ thận cố tinh, tư âm sáp niệu, giải độc trấn kinh; thường được dùng để chữa các chứng di tinh, di niệu..., đi tiểu nhiều lần, hầu họng sưng đau, trĩ hạ, viêm loét, kinh giảm...

Tang phiêu tiêu là cái tổ bọc các quả trứng của con bọ ngựa sống trên cây dâu tằm.

Không phải tổ yến, tổ của loài này mới là "báu vật", ở Việt Nam có nhiều - Ảnh 2.

Tổ bọ ngựa có protid, lipid, Ca và sắt… Theo Đông y, tang phiêu tiêu có vị ngọt, mặn, tính bình, quy vào 2 kinh can và thận, có công dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, sáp niệu, an thần, định chí...

Không phải tổ yến, tổ của loài này mới là "báu vật", ở Việt Nam có nhiều - Ảnh 3.

Tang phiêu tiêu được thu hoạch dùng làm thuốc và lấy tổ vào tháng 10 đến tháng 1 hằng năm, lấy về phơi hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín dùng. Khi dùng thì đập giập rồi sắc cùng các vị thuốc khác hoặc sao giòn, tán bột uống. Liều dùng chung của tang phiêu tiêu là từ 6 - 20g/ngày.

Thông tin với Sức khỏe & Đời sống, lương y Thảo Nguyên chia sẻ một số bài thuốc trị bệnh có tang phiêu tiêu:

Trị thận hư, di tinh, xuất tinh sớm.

Bài 1: tổ bọ ngựa 10 cái, đường trắng 12g. Tổ bọ ngựa đốt thành than, nghiền thành bột, trộn với đường trắng. Buổi tối trước khi đi ngủ, uống làm một lần. Uống liền trong 3 ngày. Chữa di tinh.

Bài 2: Tang phiêu tiêu, long cốt nung, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột. Mỗi lần uống 8g, chiêu với nước muối. Chữa di tinh.

Trị các chứng thận hư tiểu vặt tiểu són, trẻ em đái dầm

Bài 1: Thuốc bột Tang phiêu tiêu: tang phiêu tiêu 12g, viễn chí 6g, thạch xương bồ 6g, đảng sâm 12g, long cốt 12g, phục linh 12g, quy bản 12g, đương quy 12g, cam thảo 4g. Các vị nghiền thành bột hoặc sắc uống. Trị chứng thận khí không chắc, hay đi tiểu vặt.

Bài 2: tổ bọ ngựa 10g, kim anh 10g, liên tu 10g, hoài sơn 15g. Sắc uống trong ngày. Trị đau lưng, tiểu són.

Bài 3: tang phiêu tiêu 20g, ích trí nhân 20g. Sắc uống. Trị chứng hạ tiêu hư hàn (lạnh bụng dưới) tiểu vặt, tiểu dắt, tiểu dầm.

Bài 3: tang phiêu tiêu 12g, đảng sâm 12g, bổ cố chỉ 12g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 10g, ba kích 10g. Sắc uống, uống 2 - 3 lần trong ngày. Chữa tiểu dầm.

Bài 4: tang phiêu tiêu 30g, ba kích 30g, thạch hộc 20g, đỗ trọng 20g. Các vị sao, phơi sấy khô, tán bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn, viên 6g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống với ít rượu hâm nóng. Chữa đau lưng, tiểu són.

Chữa xuất huyết (phổi và dạ dày): tang phiêu tiêu 10g, bạch cập 15g. Sắc uống trong ngày.

Chữa tiểu tiện không thông: tổ bọ ngựa 9g, hoàng cầm 10g. Sắc uống trong ngày.

Không phải tổ yến, tổ của loài này mới là "báu vật", ở Việt Nam có nhiều - Ảnh 4.Cây mọc đầy ở Việt Nam không ngờ là "báu vật" ở nước ngoài, nhặt hạt đem bán cũng kiếm bộn tiềnĐỌC NGAY

Chữa bạch đới, khí hư: tang phiêu tiêu tẩm rượu, sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 8g với nước gừng, ngày 2-3 lần.

Chữa viêm tai có mủ, đau nhức: tang phiêu tiêu 10g, đốt tồn tính; xạ hương 0,5g tán nhỏ, rây mịn. Hai vị trộn đều, dùng tăm bông thấm thuốc bôi vào tai, ngày vài lần.

Chữa hóc xương cá: tang phiêu tiêu 12g giã nhỏ, nấu với giấm, uống làm nhiều lần trong ngày.

Kiêng kỵ: người bị đi tiểu vặt do thấp nhiệt không được dùng.

Lưu ý, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Minh Hoa (t/h)

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/khong-phai-to-yen-to-cua-loai-nay-moi-la-bau-vat-o-viet-nam-co-nhieu-a223177.html