Để tạo sự thuận tiện cho người tham gia và thể hiện sự linh hoạt của chính sách BHXH tự nguyện, Luật BHXH 2024 quy định người tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng tiền theo các phương thức 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau.
Theo Nghị định số 159/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo các phương thức trên mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng:
- Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 102 Luật BHXH.
- Chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
- Đủ điều kiện và có đề nghị được giải quyết hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 hoặc khoản 9 Điều 141 Luật BHXH.
Ảnh minh hoạ.
Số tiền hoàn trả được xác định bằng tổng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 60 tháng một lần) theo Điều 6 Nghị định trên thì số tiền hoàn trả được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
HT: Số tiền hoàn trả (đồng);
TNi: Mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng);
M: Số tiền hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện của Nhà nước (nếu có);
r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng của năm trước liền kề với năm đóng do BHXH Việt Nam công bố (%/tháng);
n: Số năm đóng trước do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5;
m: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng;
i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (n x 12 - m +1) đến (n x 12).
Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ tháng 7/2025
Khoản 1, Điều 5 Nghị định 159/2025/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỉ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định tại khoản 2 Điều 31 và khoản 1 Điều 36 của Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể:
a) Bằng 50% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo, người đang sinh sống tại xã đảo, đặc khu theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Bằng 40% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 30% đối với người tham gia là người dân tộc thiểu số;
d) Bằng 20% đối với người tham gia khác.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng hỗ trợ ở nhiều mức khác nhau thì được hỗ trợ theo mức cao nhất.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn ngoài mức hỗ trợ quy định tại Nghị định này.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
Minh Hoa (t/h theo Người Lao Động, Lao Động)
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/truong-hop-duoc-hoan-tien-khi-dong-bhxh-tu-nguyen-ai-cung-nen-biet-a225098.html