7 nhóm người tuyệt đối không nên ăn mận, sướng miệng coi chừng hại thân

Quả mận không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn.

Người đang đói

Hàm lượng axit trong mận cao, nếu ăn lúc đói thì sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Duy trì thói quen ăn mận lúc đói trong thời gian dài sẽ tăng viêm loét dạ dày, gây ra các biến chứng nguy hiểm như barrett thực quản, thậm chí là ung thư thực quản. Bên cạnh đó, ăn mận khi đói còn có thể gia tăng nguy cơ ung thư sỏi thận.

Người bị bệnh thận

Chất oxalate trong mận có thể cản trở quá trình hấp thu canxi trong cơ thể, dẫn đến kết tủa canxi trong thận. Đây là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Những người đang mắc các vấn đề về thận hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận không nên ăn loại quả này. Ngay cả khi sức khỏe bình thường, bạn cũng không nên ăn nhiều mận để tránh nguy cơ tạo sỏi trong cơ thể.

7-nhom-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-man-suong-mieng-coi-chung-hai-than-dulichgiaitri-suc-khoe-1652518402.jpg
 

Phụ nữ có thai

Các bà bầu không nên ăn mận vì trong quá trình mang thai, thân nhiệt của họ thường nóng hơn bình thường. Ăn nhiều mận sẽ khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn, thậm chí làm cơ thể phát ban, làm sảy thai, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Người bị bệnh dạ dày

Những người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày như ợ nóng, ợ chua, viêm, loét và đau dạ dày nên tránh ăn mận, đặc biệt là ăn mận khi đói vì có thể gây cồn cào, khó chịu. Mận có tính axit cao, gây hại cho dạ dày và men răng, sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Người có cơ địa nhiệt, nóng

Mận có tính nóng nên nếu ăn nhiều thì có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt… Nếu có cơ địa dạng nhiệt, nóng, bạn chỉ cần ăn vài quả mận thì sẽ thấy ngay các tác dụng phụ này.

Người đang sử dụng thuốc

Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng có thể ảnh hưởng tới tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Vì thế, những người đang dùng thuốc tuyệt đối không nên ăn mận để tránh ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Người mới phẫu thuật xong

Do cơ chế đặc biệt của mận nên những người vừa phẫu thuật xong không nên ăn loại quả này. Người sắp phẫu thuật cũng không nên ăn mận trước phẫu thuật 2 tuần vì những chất dinh dưỡng trong mận có thể tác dụng với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng chữa bệnh.

Ăn mận thế nào mới đúng?

Các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn quá nhiều mận một lúc để đảm bảo sức khỏe, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 8 - 10 quả, không ăn quá 50 quả/tuần.

Trước khi ăn mận, bạn nên ngâm loại quả này trong nước muối loãng từ 15 – 20 phút nhằm hạn chế tính nóng của mận và loại bỏ chất bảo quản, chất hóa học tồn dư (nếu có).

Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn mận tươi, không chấm quá nhiều muối hay ăn mận lúc đói để tránh gây hại cho sức khỏe.

Khi mua, nên chọn những quả tươi ngon, không héo và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp tránh hư hỏng. Ngoài ra, để nhận được trọn vẹn lợi ích từ quả mận, mọi người có thể sử dụng loại quả này dưới nhiều hình thức như ăn mận tươi, ngâm nước, món mứt mận, ô mai mận, siro mận, mận lắc muối ớt…

Đinh Kim 

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/7-nhom-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-man-suong-mieng-coi-chung-hai-than-a28758.html