Chuyên gia cấy ghép, phục hồi san hô trên vịnh Nha Trang

UBND tỉnh Khánh Hòa giao hơn 28ha mặt nước trong vịnh Nha Trang để thí điểm dự án tái tạo, phục hồi đa dạng sinh học san hô. Dự án này không mang tính thương mại.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang1-dulichgiaitri-du-lich-1655128617.png

Công ty CP Vạn San Đảo vừa được UBND tỉnh Khánh Hòa giao 28,01 ha mặt nước biển trong vịnh Nha Trang để thực hiện dự án bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học tại vùng biển ven bờ Bãi Tiên, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang2-dulichgiaitri-du-lich-1655128636.png

Theo đại diện Công ty Vạn San Đảo, từ năm 2019, doanh nghiệp đã kết hợp với nhóm chuyên gia của Viện hải dương học Nha Trang triển khai thí điểm thử nghiệm.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang3-dulichgiaitri-du-lich-1655128659.png

Đại diện Công ty Vạn San Đảo cho biết đây là dự án không mang tính chất kinh doanh mà chỉ phục vụ công tác nghiên cứu, phục hồi đa dạng sinh học của khu vực Bãi Tiên nói riêng và vịnh Nha Trang nói chung.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang4-dulichgiaitri-du-lich-1655128680.png

"Từ năm 2019, dự án đã tiến hành thử nghiệm khả năng phục hồi san hô ở khu vực Bãi Tiên với 2 loài dạng cành thuộc giống Acropora, gồm loài Acropora muricata và Acropora robusta", đại diện nhóm thực hiện thí điểm cho biết.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang5-dulichgiaitri-du-lich-1655128703.png

Sau nhiều tháng thực hiện, dự án phục hồi đa dạng sinh học đạt kết quả khả quan với hàng chục nhánh san hô thuộc giống Acropora tươi tốt.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang6-dulichgiaitri-du-lich-1655128727.png

Theo các chuyên gia Viện Hải dương học Nha Trang, họ chọn khu vực bãi Tiên thực hiện đề án do nơi này có nền đáy là khối san hô chết hoặc đá tảng xen kẽ tạo các rãnh. Khu vực này có rong phủ nhưng mật độ không cao, đồng thời có rạn phân bố đến độ sâu 8-10 m, phía ngoài là cát pha xác vụn sinh vật.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang7-dulichgiaitri-du-lich-1655128752.png

"Chúng tôi lựa chọn khu vực tạo vườn ươm có độ sâu 2-4 m rất phù hợp với giống san hô lựa chọn. Cộng thêm yếu tố vịnh kín gió nên tránh được hiện tượng gãy đổ khi sóng lớn", đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang8-dulichgiaitri-du-lich-1655129140.png

Để thực hiện đề án, nhóm chuyên gia của Viện Hải dương học Nha Trang đã dùng khung nhựa cố định vào đáy san hô chết hoặc các khoảng trống lớn xen kẽ giữa nền đáy để giảm thiểu tác động của sóng.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang9-dulichgiaitri-du-lich-1655129164.png

"Có tổng cộng khoảng 770 tập đoàn san hô trên khung vườn ươm (khung nhựa) và nền đáy tự nhiên. Trong đó có 424 loài Acropora robusta và 346 loài Acropora muricata được sử dụng. Sau 9 tháng thực hiện phục hồi, tỷ lệ san hô sống đạt hơn 61%, trong đó tỷ lệ san hô sống trên khung vườn ươm cao hơn", đại diện nhóm chuyên gia cho biết thêm.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang10-dulichgiaitri-du-lich-1655129192.png

Theo nhóm nghiên cứu, san hô thực hiện dự án đạt mức tăng trưởng 11,6 mm/tháng và đây là tín hiệu rất tốt trong tiến trình phát triển của san hô.

chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang11-dulichgiaitri-du-lich-1655129218.png

Sau thời gian trồng thí điểm ban đầu, nhóm chuyên gia Viện Hải dương học cho rằng cần tách san hô ra trồng trên nền biển tự nhiên, nơi có mực nước sâu hơn (trên 6 m), đồng thời hạn chế tác động làm gia tăng trầm tích gần bờ, bắt tiêu diệt sao biển gai....
Dự án bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học tại vùng biển ven bờ Bãi Tiên có diện tích mặt nước cho thuê hơn 28 ha, vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng, thời hạn cho thuê mặt nước là 5 năm. Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hôm 1/3.

Theo đại diện Công ty CP Vạn San Đảo, dự án gồm các hạng mục chính sử dụng 1,9 ha đáy biển trước đây không có san hô, có độ sâu 4-4,5 m làm rạn nhân tạo bằng vật liệu rỗng, không độc hại để di dời tập đoàn san hô được ươm trồng đến phục hồi. Vườn ươm san hô có diện tích khoảng 5.000 m2 với giá nhựa làm vườn ươm.

"Chúng tôi đã di dời thử nghiệm ra môi trường bên ngoài. Kết quả san hô tiếp tục phát triển. Chúng tôi rất kỳ vọng trong tương lai sẽ tạo được một rạn san hô nhân tạo, góp phần bảo tồn hệ sinh thái vịnh Nha Trang”, đại diện Công ty Vạn San Đảo thông tin.

Xuân Hoát, Ảnh: Mai Xuân Đạt

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/chuyen-gia-cay-ghep-phuc-hoi-san-ho-tren-vinh-nha-trang-a33390.html