Vào những ngày lạnh, chúng ta nên tăng cường ăn rau cải cúc sẽ giúp phòng tránh nhiều bệnh thường gặp vào mùa lạnh. Chỉ cần ăn chút rau cải cúc buổi tối, bạn sẽ thấy ngủ ngon hơn, tâm trạng thoải mái hơn, ngăn chặn chứng đi tiểu đêm. Đặc biệt, nếu có hiện tượng ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng, bị cảm khi trời trở lạnh… thì việc ăn rau cải cúc cũng sẽ giúp giảm tải đáng kể.
Từ xa xưa, cải cúc đã được trồng thành từng luống trong những khu vườn thượng uyển, mỗi một giai đoạn phát triển của cây, đều mang lại vẻ đẹp đặc sắc cho khu vườn khiến quan lại rất ưu ái sử dụng cây này. Khi cây nhỏ, lá non xanh nhạt, lớn hơn sẽ có màu xanh sẫm, rồi cây nở hoa màu vàng rực, thu hoạch liên tục. Các đời vua đều rất ưa chuộng và duy trì trồng và lưu trữ hạt giống từ đó cho đến nay.
Với những tác dụng tốt cho sức khỏe, rau cải cúc được người Trung Quốc gọi là "rau Hoàng đế".
Rau cải cúc còn được xem là 1 loại thuốc tự nhiên, một loài thực vật có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài việc giàu vitamin, caroten, canxi, phốt pho, sắt, chất xơ thô còn có tinh dầu dễ bay hơi, choline và các thành phần khác. Lợi thế lớn nhất của rau này là nhiều chứa axit amin, protein - chất chính tạo nên sự sống. Nghiên cứu cho thấy, trong hơn 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể thì cải cúc chứa 8 loại axit amin thiết yếu. Hoa cải cúc chỉ có chứa 4 loại axit amin thiết yếu như lysine, leucine, threonine, phenylalanin, có thể được được xem là loại rau chứa hàm lượng axit amin khác với các loại rau khác nhất.
Theo nghiên cứu của Đông y, rau cải cúc có vị cay và ngọt, phù hợp với nhiều cách chế biến và kết hợp được với nhiều loại thực phẩm. Thành phần tinh dầu đặc biệt trong loại rau này kết hợp với chất xơ góp phẩn thải khí thừa trong dạ dày, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, nhuận tràng. Ngoài ra, hương vị ngon của rau còn có tác dụng làm mới các dây thần kinh, giúp trí não minh mẫn tỉnh táo. Đây cũng là món rau thích hợp với người mắc bệnh tim mạch vành, huyết áp cao.
Ngoài ra cải cúc còn giúp trị đau mắt, đau thần kinh, chữa tiêu chảy giải cảm, chữa chứng ho dai dẳng do cảm lạnh ở người lớn, chữa thiếu sữa sau sinh, hạ huyết áp, ho ở trẻ em, trị đau đầu kinh niên...
Rau cải cúc 100 – 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 – 4 ngày là 1 liệu trình.
Chữa ít sữa sau sinh
Để nhiều sữa sau sinh, sản phụ nên bổ sung món rau cải cúc và thịt nạc, cách chế biến tốt nhất là hấp cách thủy. Cách làm như sau: rau cải cúc 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ. Rau cải cúc nhặt rửa sạch, lạc nhân giã nhỏ, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ trộn với lạc, mắm muối, viên thành viên bằng quả táo.
Dùng bát to, đặt lớp cải cúc ở đáy bát, sau đó cho thịt vào, trên cùng lại rải lớp cải cúc, đem hấp cách thủy, khi chín chia làm 2 lần ăn với cơm. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.
Lá cải cúc 6g thái nhỏ, cho vào chén con, thêm ít đường trắng, cho vào nồi cơm hấp cho tiết nước ra. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.
150g cải cúc tươi, rửa sạch để ráo nước, sau đó cho vào tô lớn đổ trực tiếp cháo đang sôi lên trên để 5 - 10 phút cho rau tái và đỡ nóng rồi trộn đều lên và thưởng thức, ngày ăn 2 -3 lần.
200g rau cải cúc tươi nấu canh ăn hàng ngày, liên tục trong 3 - 5 ngày có tác dụng làm ấm tỳ vị. Rất hiệu quả trong điều trị đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy liên tục.
Cá diếc 0,5 kg rửa sạch, đánh vảy, bóp rượu cho đỡ tanh sau đó rán vàng. Thêm gừng, nước nấu nhỏ lửa cho chín rồi cho 200g cải cúc tươi rửa sạch vào nấu đến khi sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn. Thực hiện liệu trình này trong 10 ngày liên tiếp.
Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm… Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Kim Thoa
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/rau-cai-cuc-tot-cho-suc-khoe-khi-mua-dong-den-a61223.html