Đó là Sauropod, khủng long ăn thực vật sống trong kỷ Phấn trắng từ 92 triệu đến 96 triệu năm trước khi Australia gắn liền với Nam Cực.
Các nhà cổ sinh vật học ước tính con khủng long có chiều cao từ 5-6,5 mét và dài 25-30 mét tương đương với chiều dài của một sân bóng rổ và cao bằng một tòa nhà hai tầng.
Điều đó khiến loài mới này trở thành loài khủng long lớn nhất từng được tìm thấy ở Úc và đưa nó vào top 5 thế giới, gia nhập nhóm khủng long Titanosaurs trước đây chỉ được phát hiện ở Nam Mỹ.
"Những khám phá như thế này chỉ là phần nổi của tảng băng", người phụ trách Bảo tàng Queensland và nhà cổ sinh vật học Scott Hocknull cho biết.
Các nhà cổ sinh vật học đã đặt tên cho loài sauropod là "Australotitan cooperensis", kết hợp "titan phương nam" với tên của một con lạch gần nơi hoá thạch đầu tiên của sinh vật được tìm thấy vào năm 2006 trong một khu nuôi gia súc ở Eromanga thuộc bang Queensland.
Do hoá thạch của các loài khủng long khổng lồ thường nặng và dễ vỡ nên chúng được lưu giữ trong các viện bảo tàng trên thế giới khiến việc nghiên cứu khoa học gặp nhiều khó khăn.
Nhóm nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Eromanga và Bảo tàng Queensland lần đầu tiên sử dụng công nghệ kỹ thuật số mới để quét 3-D từng xương nhằm mục đích so sánh. “Để chắc chắn rằng Australotitan là một loài khác, chúng tôi cần so sánh xương của nó với xương của các loài khác từ Queensland và trên toàn cầu. Đây là một nhiệm vụ rất dài và vất vả", Hocknull nói. Các mẫu hoác thạch khủng long thậm chí còn có thể lớn hơn bởi các loài sauropod ăn thực vật thường là con mồi của các loài theropod khổng lồ.
KHÁNH HÀ/baophunuthudo.vn
Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/phat-hien-hoa-thach-loai-khung-long-lon-nhat-the-gioi-a8502.html