Lá của cây này được ví như "nhân sâm của người nghèo", đừng bỏ phí

Có một loại rau thượng hạng, có tính ôn, vị đắng, bổ dưỡng cho sức khoẻ nhưng bị "ngó lơ" vì nhiều người không biết, tưởng chỉ dùng để lấy hạt.

Đừng chỉ ăn hạt, lá của cây này ví như rau "thượng hạng"

Cây vừng vừa lạ vừa quen nhiều người chỉ ăn hạt mà hay bỏ qua phần lá. Nó được coi là loại rau thượng hạng, có tính ôn, vị đắng, bổ dưỡng với sức khoẻ. Điều đáng nói không chỉ hạt và lá vừng đều tốt cho sức khỏe.

Cây vừng là một loại cỏ nhỏ, thân có nhiều lông, cao chừng 0,6m, sống hằng năm. Người ta thường trồng vừng để lấy hạt. Hạt vừng (bao gồm vừng đen và vừng trắng) được cho vào rất nhiều món ăn.

Tuy hạt vừng còn để chế biến dầu, có hương vị rất thơm ngon, dùng để trộn các món ăn nguội, được nhiều người yêu thích. Nhưng ít người hay, lá vừng cũng là một

Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, vừng còn gọi là mè, du tử miêu, cự thắng tử, chi ma, bắc chi ma, hồ ma.

Trong các sách cổ đông y người ta viết về vừng như sau: Vừng có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 4 kinh phế, tỳ, can và thận; có tác dụng ích gan, bổ thận, nuôi huyết, nhuận táo; là thuốc tư dưỡng cường tráng; chủ trị thương phong, hư nhược, bổ ngũ tạng, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng tai mắt, quên đói sống lâu... ; thường dùng nấu với muối chì và các vị thuốc khác làm thuốc cao dán nhọt.

- Dầu vừng là một thực phẩm quý và còn dùng để chế xà phòng, dầu máy.

- Khô dầu vừng có thể dùng làm phân bón, thức ăn cho súc vật, nuôi cá.

- Hoa vừng ngâm vào nước đắp lên mắt đau làm mát mắt, dịu đau.

- Nước sắc lá và rễ vừng được nhân dân Ấn Độ, Trung Quốc dùng làm thuốc mọc tóc và giữ cho tóc được đen lâu.

Lá của cây này được ví như "nhân sâm của người nghèo", đừng bỏ phí- Ảnh 2.

Những món ngon từ rau lá vừng

1. Đậu phụ xào lá vừng

Lá của cây này được ví như "nhân sâm của người nghèo", đừng bỏ phí- Ảnh 3.

Nguyên liệu:

Lá vừng, đậu phụ, tỏi, hành lá, ớt cay.

Cách làm:

Lá vừng bỏ cuống, rửa sạch 2-3 lần, đợi nước trong thì vớt ra, để ráo nước.

Đậu phụ cắt thành từng miếng vuông nhỏ, cho một ít muối vào nồi đã có nước đun sôi trước, sau đó đổ đậu phụ cắt miếng vào, chần khoảng 1 phút thì vớt ra để vào nước lạnh cho nguội nhanh. Cuối cùng xả nước và để ráo nước.

Nước chần đậu đừng đổ đi mà cho 1 ít dầu ăn, 1 ít muối vào, khuấy đều, sau đó cho lá vừng vào chần qua trong 1 phút.

Vớt lá vừng ra cho vào nước lạnh. Tiếp tục rửa sạch vài lần rồi cho vào chậu nước, ngâm trong 1 giờ. Trong quá trình ngâm, thay nước 2 lần. Điều này giúp mùi vị của lá vừng thơm ngon hơn.

Làm nóng chảo, cho một ít dầu ăn vào. Sau khi dầu nóng, đổ đậu phụ vào chiên cho đến khi vàng đều hai mặt, theo Dân việt.

Đừng chỉ ăn lá, củ loài cây này quý như Đừng chỉ ăn lá, củ loài cây này quý như "nhân sâm người nghèo" mâm cơm nhà nào cũng cóĐỌC NGAY

Làm nước sốt:

Lấy nửa bát nước nhỏ, cho thêm 2 thìa nước tương nhạt, 1 thìa dầu hào, một thìa nhỏ muối, một ít đường và cuối cùng thêm chút tiêu. Dùng đũa trộn đều các nguyên liệu.

Tỏi băm nhỏ. Hành lá cắt nhỏ. Ớt băm nhỏ. Có thể thêm ớt cay tùy theo sở thích cá nhân.

Đun nóng nồi, cho một ít dầu ăn vào, khi dầu nóng thì cho tỏi băm, hành lá, ớt cay vào xào thơm thì cho đậu phụ vào, dùng thìa xào vài lần rồi đổ nước sốt vào đun sôi trên lửa lớn trước, sau đó giảm lửa nhỏ đun liu riu trong 5 phút để đậu hũ ngấm nước sốt. Sau đó, đổ lá vừng vào, dùng thìa đảo nhanh cho đều, xào khoảng 30 giây thì tắt bếp, bày ra đĩa là món ăn sẵn sàng.

Lá vừng làm theo cách này rất ngon miệng và tốt cho bữa ăn. Cách làm cũng rất đơn giản, bổ dưỡng và thơm ngon.

Trúc Chi (t/h)

Link nội dung: https://dulichgiaitri.vn/la-cua-cay-nay-duoc-vi-nhu-nhan-sam-cua-nguoi-ngheo-dung-bo-phi-a208265.html