Lợi ích cây bồn bồn đối với sức khỏe
Bồn bồn là loại cây dại thuộc họ lau sậy, cây bồn bồn sinh trưởng và phát triển tốt ở các vùng ngập nước. Cây có thể thích nghi được với nước lợ, lợ ít phèn hoặc nước ngọt.
Loại cây này thu hoạch của bồn bồn từ tháng 6 đến tháng 11. Vào khoảng thời gian này, trên các cánh đồng những cây bồn bồn đua nhau phủ lên một màu xanh mướt.
Cây bồn bồn có tên khoa học là Typha orientalis G.A. và một số khác mang các tên: Typha auhustata Bory et Chaub, Typha augustifolia L, Typha latifoliaL, Typha daviana Hand Mazz hoặc Typhaminima Funk... Tất cả đều cùng họ Hương bồ (Typhaceae). Bồn bồn còn có nhiều tên khác như: thủy hương bồ, hương bồ thảo, cỏ nến, cỏ lác... Hoa bồn bồn thuộc loại đơn tính, nằm trên cùng một trục, hoa đực ở trên có lông ngắn màu vàng nâu, hoa cái ở dưới có lông màu nâu nhạt.
Một mẹo hay khi thu hái cây bồn bồn là cắt lấy hoa đực phơi khô, giã nhỏ, rây lấy phấn hoa, đem phơi lại lần nữa. Loại phấn hoa này có tên là bồ hoàng (Pollel Typhae), nếu để nguyên như thế gọi là sinh bồ hoàng, đem sao đen gọi là hắc bồ hoàng.
Một số bài thuốc dân gian từ cây bồn bồn, không phải ai cũng biết
- Chữa chứng mũi chảy máu lâu ngày không khỏi ở trẻ: dùng bồ hoàng 3 phần, 1 phần hoa thạch lựu, hai t hứ đem trộn đều, tán thành bột mịn nhỏ, mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần vào buổi sáng sớm và tối, mỗi lần chỉ khoảng 4g bột thuốc, hòa vào nước sôi để nguội cho trẻ uống.
- Chữa tai chảy mủ: bồ hoàng tán nhỏ thành bột mịn, rắc vào lỗ tai của trẻ. Mỗi ngày rắc 1 lần.
- Chữa tai bị chảy máu ở trẻ nhỏ: dùng bồ hoàng sao đen, tán nhỏ thành bột mịn, rắc vào lỗ tai trẻ nhỏ.
- Chữa lưỡi sưng thũng, không nói được ở trẻ: dùng bồ hoàng rồi bôi vào lưỡi cho trẻ nhỏ nhiều lần trong ngày.
- Chữa phế nhiệt, ho khạc ra máu ở trẻ nhỏ: dùng 4g bồ hoàng, huyết dư 4g, nước ép củ sinh địa hoặc củ mạch môn chiêu thuốc.
- Chảy máu cam: bồ hoàng sao đen 4g và thanh đại 4g; uống một lần.
- Đau bụng kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều: bồ hoàng sao, lá lốt tẩm muối sao, tán nhỏ luyện mật làm hoàn bằng hạt đậu; mỗi lần uống 30 hoàn, theo Sức khỏe & Đời sống.
Cách làm dưa bồn bồn hấp dẫn bổ dưỡng
Tuy chỉ rau dại nhưng nếu biết cách chế biến, bồn bồn hoàn toàn có thể trở thành món ngon hết sẩy. Người dân vùng Miệt Thứ có nhiều công thức chế biến loài rau dại này trở thành đặc sản. Đây cũng là nguyên liệu dân dã hay dùng cho các món chay, có thể biến tấu ra nhiều món khác nhau.
Bồn bồn mang về được rửa sạch để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Nhanh nhất là lấy bồn bồn tươi cắt khúc vừa ăn đem đi nấu canh chua hoặc xào tỏi.
- Trước khi làm dưa, người dân phải tách lấy phần non của bồn bồn ra rửa sạch.
- Bồn bồn được tách vỏ, chừa lại phần củ hủ và thân non, đem rửa sạch rồi ngâm với nước vo gạo lóng trong hoặc nước giấm và đường nấu để nguội, sau 3 ngày là ăn được.
- Dưa bồn bồn có màu trắng nõn, giòn hòa với vị chua nhẹ nhưng vẫn đọng lại hậu ngọt đặc trưng của bồn bồn.
- Món này ngon nhất là phải ăn cùng với cá kho tộ, ngon đến nỗi người dân quê thường truyền tay nhau “Bồn bồn kẹp với cá kho, khuya nay có kẻ thèm mò vét niêu”.
Cách chế biến món bồn bồn xào tôm là ngon và bắt mắt nhất
- Món bồn bồn xào tôm không chỉ đơn giản, nhanh chóng mà có hương vị ngọt thơm khiến ai ăn một lần là nhớ mãi.
- Đầu tiên để chế biến món này bạn nên chọ tôm được lột vỏ, rửa sạch. Bắt chảo lên bếp, phi mỡ tỏi cho thơm, sau đó cho tôm và bồn bồn vào cùng lúc.
- Chỉ cần để vừa chín tới, bồn bồn giữ được độ giòn và tôm giữ vị ngọt, không cần nêm nhiều gia vị vì bản thân tôm và bồn bồn kết hợp đã tạo nên hương vị đậm đà.
-Cách làm gỏi bồn bồn không quá khó, chỉ cần chuẩn bị dưa bồn bồn, tỏi, ớt, đường và nếu dành cho người ăn mặn thì bổ sung thêm thịt luộc, tôm luộc lột vỏ...
- Đầu tiên vớt dưa bồn bồn để ráo, sau đó trộn với các nguyên liệu. Vị giác sẽ bị kích thích bởi các vị ngọt, mặn, chua, cay hòa quyện lại.
Trúc Chi (t/h)