Đi chợ thấy giá đỗ có dấu hiệu này tốt nhất đừng mua, kẻo "rước họa vào thân"

Admin
Giá đỗ rất tốt cho sức khoẻ nhưng nếu ăn theo 3 cách này sẽ khiến bạn "rước bệnh vào người" lúc nào mà không hay.

Cách chọn giá đỗ ngon, tốt cho sức khỏe

Theo Tiến sĩ Li Jun (Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trường Hải Thượng Hải, Trung Quốc): Giá đỗ có hàm lượng vitamin rất cao nhưng khi đi chợ thấy những phần giá đỗ không có rễ thì tốt nhất là không nên mua.

Vị chuyên gia giải thích rằng ngày nay có không ít gian thương đã sử dụng hóa chất như ure, thuốc kích thích... để giá đỗ được mập mạp và nhanh lớn hơn. Trong trường hợp này, giá đỗ thường mập bất thường, trắng ngần, không có rễ...

Những loại hoá chất giúp kích thích giá đỗ có thể gây ra nhiều tác hại cho

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên xào giá đỗ với gan. Ảnh: internet.

Thường xuyên ăn giá đỗ khi bụng đói

Giá đỗ là loại rau mầm rất phổ biến tại Việt Nam. Giá đỗ chứa dưỡng chất phong phú tốt cho sức khỏe như: Protein, các vitamin nhóm B, hàm lượng cao vitamin C và vitamin E, đồng, sắt, magie, mangan, kẽm.

Trong Đông y thì rau giá đỗ có tính mát, lành tính giúp giải nhiệt, hạ đường huyết. Tuy nhiên, với những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn, vì với tính hàn trong giá đỗ. Bởi nếu như bạn ăn vào sẽ làm bệnh tình nặng thêm.

Ngoài ra, cũng không nên ăn gia đỗ khi đang đói bụng bởi điều này sẽ khiến cho dạ dày của bạn dễ bị viêm loét.

Đừng chỉ ăn củ, lá của cây này cũng là loại rau quý như Đừng chỉ ăn củ, lá của cây này cũng là loại rau quý như "nhân sâm người nghèo", ở chợ bán đầy ít ai hayĐỌC NGAY

Ăn quá nhiều giá đỗ

Mặc dù giá đỗ rất bổ cho sức khỏe nhưng mọi người không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày. Nếu ăn với số lượng nhiều sẽ khiến khí huyết ngừng trệ khiến người mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tỳ vị yếu dẫn đến bệnh bề đường tiêu hóa.

Thường xuyên ăn giá đỗ sống

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giá đỗ ngon nhưng có nguy cơ ngộ độc cao (chưa kể giá đỗ được ngâm ủ không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh). Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.

Ăn giá đỗ sống thường xuyên có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35 độ C. Đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. 

Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật. Vì vậy chúng ta cần hạn chế ăn giá sống để gìn giữ sức khỏe.

Những lưu ý "vàng" khi ăn giá đỗ

Đi chợ thấy giá đỗ có dấu hiệu này tốt nhất đừng mua, kẻo "rước họa vào thân"- Ảnh 3.

Biết cách ăn giá đỗ rất tốt cho sức khỏe.

Một trong những nguyên tắc mà các bà nội trợ cần khi nhớ là khi mua giá đỗ, bạn nên chọn giá cong queo, giá nhỏ, nhiều rễ và về nhà vặt bớt rễ để không độc. Khi bạn nhìn thấy giá đỗ có màu nhạt, dài và ít rễ, trắng thì chắc chắn dùng thuốc ngâm.

– Nên ăn giá đỗ đã nấu chín.

– Giá đỗ có tính hàn mạnh, người đang cảm hàn, sức khỏe yếu, có khí hàn trong người khiến chân tay lạnh không nên ăn giá đỗ có thể khiến đi phân lỏng, đau bụng, tiêu chảy.

– Không nên xào, nấu canh giá với gan lợn do tác động của các thành phần có trong giá và gan lợn khiến vitamin C ở trong giá bị oxy hóa, không còn nhiều dinh dưỡng ở cả 2 nguyên liệu.

Trúc Chi (t/h)