Đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán như thế nào để không vi phạm pháp luật?

Admin
Đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán là nhu cầu của nhiều người. Tuy nhiên, trước hết người dân cần phân biệt giữa pháo hoa, pháo nổ để tránh nhầm lẫn dẫn đến vi phạm pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định, pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: pháo nổ, pháo hoa.

- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, pháo hoa người dân được sử dụng sẽ khác pháo nổ. Loại pháo hoa mà người dân được phép bắn không phải loại pháo hoa có tiếng nổ. Sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.

Người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được mua và sử dụng pháo hoa thông qua các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Hiện nay chỉ có Công ty TNHH Một thành viên hóa chất 21 (Nhà máy Z121) thuộc Bộ Quốc phòng là nơi được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa tại nước ta.

Còn pháo nổ là loại bị nghiêm cấm sử dụng trong mọi trường hợp. Và pháo hoa nổ cơ bản bị cấm như pháo nổ, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp được pháp luật cho phép.

Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015.

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Hà Tĩnh: Ngư dân bám biển ra khơi ngày cận TếtHà Tĩnh: Ngư dân bám biển ra khơi ngày cận Tết

Tuệ Minh