EU cân nhắc làm điều này với Syria trong tình hình mới

Admin
Dưới thời ông Assad, Syria trở thành một trong những quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất trên thế giới.

Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận về một thỏa thuận mà trong đó sẽ đình chỉ một phần một số lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp năng lượng của Syria, bao gồm bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ nước này và lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cho ngành công nghiệp dầu khí.

Thỏa thuận cũng có khả năng cũng sẽ chấm dứt các hạn chế về tài chính cho hoạt động thăm dò hoặc lọc dầu, và xây dựng các nhà máy điện mới.

Các biện pháp khác mà Brussels đang lưu tâm bao gồm xóa một số ngân hàng khỏi danh sách trừng phạt và dỡ bỏ một phần một số hạn chế trước đây áp dụng đối với Ngân hàng Trung ương Syria (CBS) để cho phép ngân hàng này cung cấp vốn. Nhưng có khả năng tài sản của CBS tại các nước EU vẫn tiếp tục bị đóng băng.

EU cân nhắc làm điều này với Syria trong tình hình mới- Ảnh 1.

Ông Ahmed al-Sharaa được bổ nhiệm làm Tổng thống lâm thời của Syria, tháng 1/2025. Ảnh: Hespress

Thông tin trên được Bloomberg đưa hôm 7/2, dẫn nguồn thạo tin, trong bối cảnh Syria đã có các nhà lãnh đạo mới lãnh đạo một chính phủ chuyển tiếp kể từ sự sụp đổ của chính quyền cựu Tổng thống Bashar al-Assad.

Cập nhật thông tin về số phận các căn cứ quân sự của Nga ở SyriaĐỌC NGAY

Dưới thời ông Assad, Syria trở thành một trong những quốc gia bị trừng phạt nặng nề nhất trên thế giới. Các lệnh trừng phạt toàn diện mà Brussels áp đặt đã dẫn đến sự sụp đổ của quan hệ kinh tế EU-Syria.

Giờ đây trong tình hình mới, các Ngoại trưởng EU đã nhất trí vào tháng trước về một lộ trình nhằm nới lỏng dần các hạn chế đối với Syria sau khi chính phủ của ông Assad bị lật đổ. Việc nới lỏng các hạn chế là có điều kiện, và có thể bị đảo ngược nếu chính phủ mới ở Syria không đáp ứng các điều khoản đó.

Các quốc gia thành viên của khối này vẫn chưa thống nhất về cách thức hoạt động của cơ chế nới lỏng hay khôi phục các lệnh trừng phạt đó, nguồn tin của Bloomberg cho biết, bổ sung thêm rằng, mọi thứ đều vẫn đang được thảo luận.

Việc EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ hỗ trợ Syria trong quá trình chuyển đổi mong manh của quốc gia này dưới thời nhà lãnh đạo mới Ahmed Al-Sharaa, thủ lĩnh nhóm HTS dẫn đầu lực lượng lật đổ chính quyền cũ ở Damascus.

Điều này sẽ cho phép hàng triệu người Syria phải di dời trở về nhà, và nhiều người trong số họ đã tị nạn ở châu Âu. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dòng viện trợ nhân đạo và khuyến khích bảo vệ phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số.

EU đã tăng cường nỗ lực xây dựng quan hệ với các nhà lãnh đạo mới của Syria, đồng thời tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Nga, một đồng minh lớn của cựu Tổng thống Assad bị lật đổ.

Một số quốc gia EU muốn việc đóng cửa 2 căn cứ quân sự của Nga tại Syria được đưa vào như một trong những điều kiện để nới lỏng lệnh trừng phạt. Moscow đang đàm phán với các nhà lãnh đạo Syria để giữ lại các cơ sở này.

Nga đã chỉ ra rằng họ sẵn sàng giúp xây dựng lại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này nếu có thể bảo tồn các căn cứ của mình, bao gồm Căn cứ Hải quân Tartus và Căn cứ Không quân Khmeimim, vốn rất quan trọng đối với các hoạt động của Moscow ở châu Phi.

Trong số các biện pháp được EU đề xuất khác là bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu tiền giấy và nhiên liệu máy bay, cũng như nới lỏng một số hạn chế đối với các hãng hàng không và quyền tiếp cận sân bay. Các đề xuất này cũng bao gồm một số miễn trừ đối với các lệnh trừng phạt hiện hành, chẳng hạn như lệnh liên quan đến việc mở tài khoản ngân hàng tại Syria.

Trước khi nội chiến ở Syria nổ ra vào năm 2011, nước này đã đưa gần 400.000 thùng dầu thô mỗi ngày ra thị trường. Từ đó, sản lượng đã giảm mạnh và nhiều mỏ dầu hiện nằm trong tay các lực lượng khác nhau thay vì chính quyền trung ương.

Minh Đức (Theo Bloomberg, Euronews)

Tham khảo thêm
SM-6 Block IB: Yếu tố “thay đổi cuộc chơi” trong phòng thủ tên lửaSM-6 Block IB: Yếu tố “thay đổi cuộc chơi” trong phòng thủ tên lửa
Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm thửa riêng cho tiêm kích tàng hình Su-57Thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm thửa riêng cho tiêm kích tàng hình Su-57