Trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, HĐND Tp.Huế khóa VIII diễn ra ngày 17/7, vấn đề gia tăng các ca mắc liên cầu lợn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Dịch bệnh liên cầu lợn gia tăng bất thường trở thành vấn đề "nóng"
Hôm nay (17/7), trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 10, HĐND Tp.Huế khóa VIII, phiên chất vấn diễn ra với nhiều vấn đề đang nhận được sự quan tâm của cử tri.
Kỳ họp thứ 10, HĐND Tp.Huế khóa VIII diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/7.
Theo đó, bên cạnh các vấn đề như giải ngân vốn đầu tư công, ùn tắc giao thông, buôn lậu hàng giả và vận hành mô hình chính quyền hai cấp, thì tình hình dịch bệnh liên cầu lợn gia tăng bất thường là điểm nóng nổi bật.
Đại biểu Hoàng Bửu thẳng thắn chia sẻ, người dân Tp.Huế đang rất lo lắng trước số ca mắc liên cầu lợn ngày một tăng. UBND thành phố cần làm rõ giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm này.
Trả lời chất vấn, ông Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế
Ông Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế Tp.Huế trả lời phiên chất vấn.
Giám đốc Sở Y tế Tp.Huế thông tin, liên cầu lợn (Streptococcus suis) là một bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, chủ yếu lây từ lợn bệnh hoặc thịt lợn không được nấu chín kỹ. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp, đường tiêu hóa, hoặc đường hô hấp, nhưng đến nay chưa có bằng chứng lây từ người sang người.
Vi khuẩn này dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ trên 60°C hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường như cloramine B, nước sôi, javen... Do đó, việc ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ là nguyên tắc quan trọng để ngăn chặn bệnh.
Lực lượng y tế Huế phun dung dịch Cloramin B 25% để diệt khuẩn.
Về triệu chứng và cách điều trị, theo Giám đốc Sở Y tế Tp.Huế, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, phát ban, nặng hơn có thể nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, hoặc biến chứng thần kinh như điếc đột ngột.
Trong 38 ca bệnh tại Huế, hầu hết là người lớn, đặc biệt là những người làm nghề chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt lợn sống. Các ca bệnh đều đã được phát hiện và điều trị hiệu quả nhờ phác đồ kháng sinh phù hợp, năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ và hệ thống giám sát dịch bệnh của địa phương.
Chủ động ứng phó với các ổ dịch giảm nguy cơ lây nhiễm chéo sang người
Lãnh đạo Tp.Huế chỉ đạo quyết liệt các giải pháp phòng, chống bệnh liên cầu lợn
Trước nguy cơ bệnh liên cầu lợn lan rộng, ông Hảo cho biết, Sở Y tế và UBND Tp.Huế đã triển khai hàng loạt biện pháp như giám sát và phát hiện sớm, qua đó tăng cường giám sát tại cơ sở y tế, cộng đồng, sự kiện bất thường. Khi phát hiện ca nghi ngờ, lập tức tiến hành điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, thực hiện vệ sinh môi trường quanh khu vực nhà ở, chợ đầu mối, lò mổ.
Ngoài ra, phối hợp với ngành thú y, tiêu hủy lợn bệnh, tăng cường kiểm tra nguồn nhập lợn từ các địa phương khác; Chủ động ứng phó với các ổ dịch tả lợn châu Phi, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo sang người.
Về truyền thông – giáo dục cộng đồng, phát động chiến dịch truyền thông về triệu chứng, đường lây, cách phòng tránh bệnh; Tập trung tuyên truyền đến các nhóm nguy cơ cao: người giết mổ, buôn bán, chế biến lợn sống; Khuyến cáo người dân ăn chín uống sôi, không tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn sống có nguồn gốc không rõ ràng.
Song song đó, đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế tuyến huyện, xã về phát hiện sớm, điều trị, khoanh vùng và cách ly ca bệnh. Thực hiện báo cáo dịch bắt buộc trong vòng 24 giờ theo quy định của Bộ Y tế.
“Bệnh liên cầu lợn hoàn toàn có thể kiểm soát nếu người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng bệnh và đi khám sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ. Đó là cách bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình và cả cộng đồng”, Giám đốc Sở Y tế Tp.Huế nhấn mạnh.
(Chinhphu.vn) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, một chương trình đào tạo chính quy bậc đại học tích hợp giữa quản trị, y tế, công nghệ và tâm lý đã được triển khai: Ngành Quản trị dịch vụ khách hàng và chăm sóc sức khỏe – thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là bước đi tiên phong nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng điều phối dịch vụ, tư vấn trải nghiệm và quản trị vận hành trong lĩnh vực y tế, nhà dưỡng lão, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong cuộc trao đổi...
(PNTĐ) - Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam vừa tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em. Đây là tổ chức tự nguyện của các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo các cấp và những người hoạt động truyền thông liên quan đến trẻ em, do Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy làm Chủ nhiệm.
Hai người phụ nữ đăng tải nội dung cảnh báo về việc bắt cóc trẻ em. Tuy nhiên, thông tin này là chưa được kiểm chứng, gây hoang mang, lo lắng trong dư luận địa phương.
Tiền vệ được mệnh danh là "Ronaldo Việt Nam" vừa chính thức lên xe hoa cùng bạn gái lâu năm Ái Vi tại quê nhà Hương Sơn (Hà Tĩnh) sau hơn 10 năm bên nhau.
Sau 2 ngày (18 - 19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7.
(Chinhphu.vn) - Chiều 18/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946-19/7/2025).
(Chinhphu.vn) - Các Bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương chủ động lựa chọn hình thức quán triệt, thông tin, truyền thông phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số...nhằm tạo lan tỏa sâu rộng nội dung Nghị quyết 206/2025/QH15 của Quốc hội.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 15h40 đến 20h40 ngày 19/7, khu vực các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng và Quảng Ninh tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
(Chinhphu.vn) - Với giá cà phê thế giới dự báo tiếp tục tăng, ngành cà phê Việt Nam có cơ hội "lập đỉnh" mới về giá bán và kim ngạch nếu sớm dịch chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến sâu.