Mãn nhãn với cảnh đàn cò chao lượn trên những dải rừng ngập mặn ở Huế

Admin
Những đàn cò trắng di cư về Huế ngày càng đông, chúng chao lượn trên những dải rừng trồng ngập mặn xanh tươi đã tạo nên một khung cảnh đẹp mắt.

Rừng trồng ngập mặn phát triển, thu hút chim di cư tìm về

Cách trung tâm Tp.

rừng

Vẻ đẹp của "ốc đảo" Rú Chá mùa thu thay lá. (Ảnh: Thạnh Võ)

Những năm gần đây, ngoài những loài cây ngập mặn nguyên sinh, diện tích “ốc đảo” này dần được mở rộng bởi những dải

Khi chiều buông xuống, hàng nghìn con cò lại tìm về vạt rừng dừa nước trú ngụ.

Nói về nguyên nhân cò tìm về Rú Chá số lượng lớn như vậy, lão ngư phủ Ri cho rằng, một phần vì chính quyền tuyên truyền tốt việc người dân không săn bắt chim trời, cũng như mạnh tay xử lý nạn bẫy chim, thêm phần Rú Chá những năm gần đây, các vạt rừng trồng ngập mặn đã lớn và tươi tốt, ngoài tạo cảnh quan có chim trú ngụ, còn là nơi để cá tôm tìm về tạo ra nguồn thức ăn trù phú cho các loài chim.

Hiệu quả từ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân

Ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, không chỉ ở Rú Chá mà mấy ngày gần đây, lực lượng kiểm lâm địa phương cũng ghi nhận việc cò tìm về trú ngụ rất đông ở Quảng Điền, Tp.

CLIP: Đàn cò tập trung chi chít kiếm thức ăn tại cánh đồng xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế)

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế thông tin, nhằm tạo một môi trường an toàn cho các loài chim di cư, lực lượng kiểm lâm đã liên tục triển khai các biện pháp tuyên truyền như: Khuyến cáo phật tử không mua, bán các loài chim hoang dã để phóng sinh đến hơn 70 chùa trên địa bàn toàn tỉnh; yêu cầu hơn 400 nhà hàng trên địa bàn ký cam kết về việc không mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã; cung cấp đường dây nóng để kịp thời phản ánh các hành vi săn bắt, mua bán chim trời...

Mãn nhãn với cảnh đàn cò chao lượn trên những dải rừng ngập mặn ở Huế- Ảnh 5.

Cán bộ kiểm lâm Thừa Thiên-Huế tuyên truyền không mua, bán các loài chim hoang dã để phóng sinh tại các chùa trên địa bàn.

Song song đó, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường, lực lượng công an, biên phòng… đã triển khai các đợt truy quét, tháo gỡ bẫy chim trời trên địa bàn, tiêu huỷ hàng chục nghìn con cò giả, que dính, mét lưới và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác như loa, máy phát, bình ắc quy… để phục vụ việc săn bẫy. Đồng thời, thả về môi trường tự nhiên hàng nghìn cá thể chim các loại bị săn bắt. Cùng với đó, lực lượng kiểm lâm cũng đã phát hiện 101 vụ vi phạm về mua bán, tàng trữ trái phép các loài chim hoang dã, xử phạt vi phạm hành chính gần 820.725.000 đồng.

Mãn nhãn với cảnh đàn cò chao lượn trên những dải rừng ngập mặn ở Huế- Ảnh 6.

Mãn nhãn với cảnh đàn cò chao lượn trên những dải rừng ngập mặn ở Huế- Ảnh 7.

Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) tiêu huỷ các dụng cụ để bẫy cò.

Ông Lê Ngọc Tuấn nhận định, hiện nay ý thức bảo vệ động vật hoang dã nói chung và các loài chim trời nói riêng của người dân đã được nâng cao. Nhiều người dân đã có những hành động cụ thể trong việc phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để bảo vệ động vật hoang dã bằng cách giao nộp các loài động vật khi phát hiện để thả về môi trường tự nhiên, hoặc kịp thời phản ánh đến cơ quan chức năng qua kênh Hue-S, đường dây nóng việc săn bắt, đánh bẫy chim trời.

“Tất nhiên, đâu đó việc săn bắt, mua, bán các loài chim trời vẫn còn diễn ra, do đó lực lượng kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế xác định, tuyệt đối không lơ là, chủ quan hay thoả mãn trong công tác này mà tiếp tục tham mưu, phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan vào cuộc quyết liệt hơn nữa với nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn nhằm tạo một môi trường tự nhiên tốt nhất, an toàn nhất cho các loài chim di cư tìm về”, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Tham khảo thêm

Kiếm nửa triệu đồng/ngày nhờ mưu sinh dưới tán rừng ngập mặnKiếm nửa triệu đồng/ngày nhờ mưu sinh dưới tán rừng ngập mặn
Lê Kông - Vĩnh Linh