Quảng Nam lần đầu tổ chức lễ hội ớt A Riêu

Admin
Lễ hội ớt A Riêu Đông Giang sẽ diễn ra trong hai ngày từ 15/8 đến 16/8 tại Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Kết nối văn hóa, du lịch và sản phẩm nông sản địa phương

Tại Lễ hội, ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, phát biểu: "Giống ớt A Riêu được công nhận là nông sản hữu cơ hoàn toàn tự nhiên và đã đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Đây là sản phẩm mang lại thu nhập cao cho người dân và góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương".

Ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, chia sẻ về Lễ hội ớt A Riêu.

Ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang

Ớt A Riêu là loại ớt nhỏ nhưng cay và thơm nồng, đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Cơ Tu sống trên dãy Trường Sơn.

Tên gọi A Riêu xuất phát từ tiếng Cơ Tu, có nghĩa là chim chào mào, loài chim được cho là đã phát tán hạt giống ớt khắp núi rừng.

Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc biệt của Đông Giang đã tạo ra giống ớt này, với hương vị đặc trưng khác hẳn các giống ớt khác.

Nhằm bảo tồn và phát triển thương hiệu ớt A Riêu, huyện Đông Giang đã triển khai dự án bảo tồn giống ớt tại xã Mà Cooih, quy hoạch vùng chuyên canh 50 ha cho giai đoạn 2022 – 2025. Hiện nay, giống ớt này đã được nhân rộng với 12 ha, khoảng 100 hộ dân tham gia, sản lượng ước tính đạt 10,5 tấn/năm.

Lễ hội với mục tiêu giới thiệu và quảng bá du lịch, cùng sản phẩm nông sản địa phương. Đây là cơ hội để kết nối cung cầu, thúc đẩy các tour du lịch đến Đông Giang, và đặc biệt là quảng bá sản phẩm đặc sản ớt A Riêu của địa phương.

Ớt A Riêu là loại ớt nhỏ nhưng cay và thơm nồng, đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Cơ Tu sống trên dãy Trường Sơn.

Ớt A Riêu là loại ớt nhỏ nhưng cay và thơm nồng, đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Cơ Tu sống trên dãy Trường Sơn.

Lễ hội ớt A Riêu Đông Giang sẽ diễn ra trong hai ngày từ 15/8 đến 16/8 tại Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Lễ hội sẽ bao gồm nhiều hoạt động văn hóa và du lịch đặc sắc như chương trình nghệ thuật khai mạc và bế mạc, triển lãm ảnh sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP, trưng bày ẩm thực, thi thuyết trình giới thiệu ẩm thực truyền thống.

Nhiều người dân Cơ Tu đến tham quan Lễ hội.

Nhiều người dân Cơ Tu đến tham quan Lễ hội.

Các hoạt động như múa trống chiêng hòa cùng lửa thiêng, tái hiện nghi thức rước Vật thiêng ớt A Riêu cũng sẽ giúp du khách trải nghiệm không gian văn hóa độc đáo.

Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức các hoạt động thể thao và giải trí đặc trưng như bắn ná, bơi lội, hội thi ăn ớt A Riêu cùng Mỳ Quảng, show diễn "Vũ điệu đại ngàn" và giao lưu văn hóa.

Du khách cũng có thể tham quan hội chợ nông sản với 7 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông lâm nghiệp đặc trưng của Đông Giang, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến ớt A Riêu.

Đông Giang cần lưu ý nhiều vấn đề để "vượt khó"

Trong khi đó, Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, để hoạt động của Lễ hội thật sự phát huy được hiệu quả và kinh tế - xã hội huyện Đông Giang ngày càng phát triển hơn, chính quyền địa phương cần có một số lưu ý.

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tin rằng, huyện miền núi Đông Giang sẽ sớm thoát nghèo.

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tin rằng huyện miền núi Đông Giang sẽ sớm thoát nghèo.

Thứ nhất, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền cho dân biết, đồng thuận trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chuyển dịch dần trồng keo sang các loại cây trồng có giá trị khác như quế, trồng rừng gỗ lớn, phát triển dược liệu quý bản địa hiện có.

Chính quyền hướng dẫn cho Nhân dân nâng cao kỹ thuật canh tác, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường rừng, môi trường sinh thái, ngăn chặn tình trạng phá rừng để làm nương rẫy; dần hình thành vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, mang tính chất sản xuất hàng hóa. Qua đó, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Lê Văn Dũng (ở giữa) tại Lễ hội Ớt A Riêu.

Ông Lê Văn Dũng (ở giữa) tại Lễ hội Ớt A Riêu

Thứ hai, tranh thủ tối đa lợi thế của địa phương, biến sản phẩm Ớt Ariêu và các sản phẩm OCOP khác như chè dây, tinh bột nghệ đen, rượu kakun… trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao; cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Ơt A Riêu được sản xuất, đưa ra thị trường.

Ơt A Riêu được sản xuất, đưa ra thị trường.

Thứ ba, tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; thực hiện các mô hình phát triển sản xuất theo liên kết chuỗi giá trị, đảm bảo sản phẩm có đầu ra; sử dụng hiệu quả vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia; mạnh dạn, quyết đoán đầu tư trọng tâm, các mô hình giảm nghèo. Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân, doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để tạo thu nhập ổn định cho Nhân dân.

Quảng Ninh: Tổ chức lễ hội khinh khí cầu dịp Quốc khánh 2/9Đà Nẵng: Lễ hội Việt Nam – Hàn Quốc sắp diễn ra tại Công viên Biển ĐôngHypalooza 2024: Những dấu ấn đáng nhớ tại lễ hội chào đón hơn 40.000 lượt người tham gia

Sau cùng, Đảng bộ, Chính quyền huyện Đông Giang phải đặt mục tiêu chăm lo đời sống Nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực; định hướng, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp đồng hành với địa phương, đồng hành với người dân, hỗ trợ người dân trong sản xuất, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

"Trong thời gian tới, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các huyện miền núi, trong đó có Đông Giang. Tôi tin tưởng Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Đông Giang luôn vượt khó, nỗ lực vươn lên bằng chính đôi chân và trái tim của mình để hướng tới mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2030, đời sống tinh thần của Nhân dân ngày một nâng lên...", ông Dũng chia sẻ.