Thói quen ăn quá nhanh gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Hoàng Huyền
Thói quen ăn nhanh không chỉ khiến bạn mất cảm giác ngon miệng mà kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

1. Suy dinh dưỡng

Khi bạn ăn nhanh, thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ để đi vào dạ dày. Vô tình, các chất dinh dưỡng sẽ không có cơ hội được cơ thể hấp thụ như khi chúng ta ăn chậm, từ đó khiến bạn có ăn bao nhiêu cũng chẳng thu về được chất dinh dưỡng nào cho cơ thể của mình.

2. Béo phì

Ăn quá nhanh có thể vô tình ăn nhiều thức ăn, đặc biệt là ăn trong khi cũng xem ti vi hoặc chơi điện thoại di động, sau đó nó sẽ dẫn đến ăn quá nhiều thức ăn hơn so với nhu cầu cơ thể, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh béo phì. Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân của bệnh béo phì ở nhiều người béo phì hiện nay đều liên quan đến tốc độ và chế độ ăn uống.

6-tac-hai-cua-thoi-quen-an-qua-nhanh1-dulichgiaitrivn-suc-khoe-1648532380.jpg
Chú thích ảnh

3. Khó tiêu

Ăn quá nhanh có thể dẫn đến hiện tượng khó tiêu, vì ăn quá nhanh, việc tiết dịch tiêu hóa dạ dày không thể đủ cung cấp cho các hoạt động tiêu hóa trong 1 khoảng thời gian ngắn, sẽ dẫn đến sự tích tụ của thức ăn trong dạ dày, gây ra hiện tượng khó tiêu. Đặc biệt là nếu bạn ăn quá nhanh trong bữa tối, nó sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giấc ngủ.

4. Tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư thực quản

Nếu là thức ăn có nhiệt độ tương đối cao, ăn quá nhanh sẽ làm bỏng niêm mạc thực quản, gây tổn thương. Theo thời gian, nó làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

5. Gây bệnh đường ruột

Nếu bạn ăn nhanh, dạ dày sẽ phải làm việc liên tục và các cơ quan tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo thời gian, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các bệnh về tiêu hóa, trong đó có cả bệnh về đường ruột. Vì vậy, hãy sửa ngay cách ăn uống kiểu này để tránh làm tổn thương đường ruột của mình.

6-tac-hai-cua-thoi-quen-an-qua-nhanh2-dulichgiaitrivn-suc-khoe-1648532405.jpg
 

6. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Ăn nhanh không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng chắc chắn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Một số nghiên cứu chứng minh rằng đầy hơi do ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 ở người lớn.

Cách khắc phục ăn nhanh

Để khắc phục thói quen ăn nhanh, mỗi khi ăn bạn hãy tập trung vào mùi vị của món ăn, âm thanh bạn nhai và cảm nhận. Tránh xa điện thoại, ti vi và các thiết bị khác trong khi ăn. Việc tập trung tất cả các giác quan trong quá trình này sẽ giúp bạn ăn chậm và thưởng thức món ăn ngon hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn bữa chính và ăn nhẹ trong suốt ngày với sự cân bằng dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh về protein, chất xơ, tinh bột, chất béo,... Đừng để khoảng 3 - 4 giờ mà không ăn gì bởi vì như thế bạn sẽ bị đói, nó sẽ kích thích cơ thể ăn nhanh, ăn nhiều hơn dẫn đến tăng cân và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Linh Chi