Thông tin mới nhất về vụ siêu lừa đảo GFDI chiếm đoạt hơn 3.700 tỷ đồng từ hàng nghìn khách hàng

Admin
Công an TP.Đà Nẵng đã phối hợp với công an tại nhiều địa phương khác để khám xét tại các chi nhành của Công ty GFDI.

Hoàn tất việc khám xét toàn bộ chi nhánh

Như Người Đưa Tin đã thông tin, ngày 2/12, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP.Đà Nẵng, cho hay, đã hoàn tất khám xét tại các chi nhánh của Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (gọi tắt là Công ty GFDI) trên cả nước. Động thái này nhằm điều tra các hành vi có dấu hiệu huy động vốn trái phép và vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

Theo Công an Đà Nẵng, quá trình khám xét được thực hiện với sự hỗ trợ của các đơn vị nghiệp vụ và công an tại nhiều địa phương như TP.HCM, TP.Hà Nội, Cần Thơ, Nghệ An, và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại các trụ sở của Công ty GFDI, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng phục vụ điều tra.

Công an đồng loạt khám xét các chi nhánh của GFDI.

Công an đồng loạt khám xét các chi nhánh của GFDI.

Trước đó, ngày 18/11, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty GFDI, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Cùng bị khởi tố với Hoàng còn có các cá nhân khác Nguyễn Đỗ Đạt, Giám đốc Tài chính; Trần Thị Mỹ Hạnh, Trưởng phòng ngân quỹ; Tô Hồng Trà, Giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch; Trần Thị Kiều Trang, Phó Giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch.

Xói mòn niềm tin của nhà đầu tư

Công ty GFDI được thành lập năm 2018, có vốn điều lệ 80 tỷ đồng, đăng ký kinh doanh ngành tư vấn quản lý và tư vấn đầu tư, nhưng không bao gồm hoạt động đầu tư chứng khoán. Công ty đặt hội sở tại TP.Đà Nẵng và mở thêm 12 chi nhánh ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Từ tháng 5/2018, GFDI đã tiến hành huy động vốn trái phép thông qua việc ký hợp đồng vay tiền với khách hàng, cam kết đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời cao như nhà hàng, sản xuất hàng tiêu dùng, thương mại… Để tạo niềm tin, công ty liên tục quảng cáo, xuất bản ấn phẩm và đưa ra mức lãi suất cao vượt trội so với ngân hàng, từ 1,5% đến 3,5%/tháng, tùy gói thời gian.

"Bộ sậu" của GFDI đã chiếm đoạt hơn 3.700 tỷ đồng từ 7.541 khách hàng.

"Bộ sậu" của GFDI đã chiếm đoạt hơn 3.700 tỷ đồng từ 7.541 khách hàng.

Tuy nhiên, thay vì sử dụng vốn đúng mục đích, Hoàng và các đồng phạm đã dùng tiền của khách hàng để chi trả lãi cho các hợp đồng đến hạn và phục vụ hoạt động kêu gọi vốn. Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Hoàng cùng các đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 3.700 tỷ đồng từ 7.541 khách hàng.

Hành vi của Nguyễn Quang Hoàng và các đồng phạm không chỉ gây thiệt hại tài chính lớn mà còn làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Hiện, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ toàn bộ vụ án và xử lý theo quy định pháp luật.

Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân, nhà đầu tư cần thận trọng, xác minh rõ thông tin trước khi tham gia các hình thức huy động vốn để tránh trở thành nạn nhân của các hành vi lừa đảo.

Luật sư Phạm Ngọc Hải, Giám đốc Công ty Luật Ami, Đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng, cho rằng, hành vi nêu trên của các đối tượng đã có dấu hiệu cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Với số tiền chiếm đoạt lớn, người thực hiện hành vi phạm tội phải đối diện với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Luật sư Phạm Ngọc Hải, đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng.

Luật sư Phạm Ngọc Hải, Đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu bị các đối tượng trong vụ án này chiếm đoạt tiền, người dân cần trình báo với cơ quan điều tra có thẩm quyền, cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh. 

"Ma trận" siêu lừa đảo GFDI: Kẻ cầm đầu đối diện mức án nặng, người dân dễ trắng tayKhởi tố và bắt giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 3.700 tỷ đồng tại Công ty GFDITiết lộ vòng xoáy tài chính bất hợp pháp của chủ đầu tư GFDI dư nợ 3.700 tỷ đồng

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế như kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của bị can, bị cáo để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho các bị hại.

"Trong các vụ án tương tự, nếu số lượng bị hại nhiều, số tiền chiếm đoạt lớn nhưng tài sản lại không đủ để bồi thường toàn bộ thiệt hại thì nhiều khả năng các bị hại chỉ có thể lấy lại được một phần số tiền của mình, tùy thuộc vào điều kiện tài sản để thi hành án của các đối tượng phạm tội", luật sư Phạm Ngọc Hải nhận định.