2 loại rau ít "ngậm" thuốc trừ sâu nhất chợ, nhất là cái số 1 ở quê mọc um tùm bờ rào

Admin
Một số loại rau quen thuộc vừa ngon vừa rẻ lại ít nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu, các bà nội trợ có thể yên tâm bổ sung cho bữa ăn gia đình.

Lá mơ

Có một sô loại rau rất quen thuộc đối với người Việt, chúng mọc dại khắp nơi nhưng không nhiều người thích món ăn từ loại rau này, trong khi đó theo các chuyên gia, loại rau này có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2 loại rau ít "ngậm" thuốc trừ sâu nhất chợ, nhất là cái số 1 ở quê mọc um tùm bờ rào- Ảnh 1.

Loại rau vừa rẻ vừa tốt cho sức khỏe nhắc đến ở là lá mơ lông. Đây là một loại cây quen thuộc ở Việt Nam còn được gọi là lá mơ tam thể hay lá mơ lông mèo, là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Mỗi mặt lá có màu sắc khác nhau, mặt trước màu xanh lá, còn mặt sau màu tím nhạt.

Mơ lông còn có tên khác là mơ tam thể, dây mơ lông, dây mơ tròn, ngưu bì đống (tên Trung Quốc). Tên khoa học Paederia tomentosa L. thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Cây mơ tam thể là một thứ cây leo, lá mọc đối, hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài, mặt lá hay bị nấm Aecidium paederiae ăn hại.

Cây mơ lông mọc hoang ở những hàng rào, nhiều nơi trong nước ta. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, lá mơ lông còn ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe ít người biết đến.

Loại lá này chứa các enzym giúp tăng tiết dịch vị, cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Do có tính kháng khuẩn và sát trùng cao, vì thế mơ lông không chỉ đơn thuần là một loại rau mà còn được mệnh danh là "thần dược" chữa bệnh tiêu chảy và các bệnh khác.

Các hoạt chất trong lá mơ lông có tác dụng kháng viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Loại thảo mộc này còn có tác dụng làm giảm co thắt ruột, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.

Bên cạnh đó, lá mơ lông chứa nhiều hợp chất chống viêm giúp giảm viêm khớp, giảm sưng tấy, từ đó giảm đau nhức hiệu quả. Mơ lông được nhiều người cho là vị thuốc "cứu tinh" cho các bệnh đau nhức xương khớp ở người già.

Lá mơ lông đồng thời cung cấp các khoáng chất thiết yếu như canxi, kali, magie, mangan,... cần thiết cho quá trình tái tạo sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt hơn.

Nghiên cứu chứng minh rằng lá mơ lông chứa nhiều hợp chất chống viêm, kháng khuẩn như flavonoid, polyphenol, giúp giảm viêm họng, ho, sổ mũi, các triệu chứng thường gặp của bệnh cảm lạnh.

Lá mơ lông cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, từ đó giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi khi bị sốt, cảm lạnh. Các chất kháng khuẩn trong lá mơ lông giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nước sắc từ lá mơ lông có tác dụng sát trùng, khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Lá mơ là loại rau dễ tìm, thậm chí mọc dại nhiều nên không lo bị phun hóa chất hay thuốc trừ sâu.

- Mẹo hay trị bệnh đau dạ dày bằng lá mơ: Chuẩn bị 20 – 30g lá, rửa sạch rồi giã lấy nước cốt uống hết 1 lần. Áp dụng hàng ngày cho đến khi giảm triệu chứng.

- Chữa ăn không tiêu dẫn đến đau tức ở vùng thượng vị: Chuẩn bị 30 – 60g thân và rễ tươi rồi sắc nước uống làm 3 lần. Sử dụng mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi bệnh.

- Chữa ăn uống lâu tiêu: Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông rồi rửa sạch với nước muối, sau đó ăn sống kèm với thịt cá trong bữa ăn hoặc giã lấy nước cốt uống. Duy trì liên tục vài ngày sẽ thấy cải thiện triệu chứng.

Rau sam

Rau sam là loại rau rất quen thuộc đối với người Việt, chúng mọc dại khắp nơi nhưng không nhiều người thích món ăn từ loại rau này, trong khi đó theo các chuyên gia, loại rau này vô vàn lợi ích cho sức khỏe.

2 loại rau ít "ngậm" thuốc trừ sâu nhất chợ, nhất là cái số 1 ở quê mọc um tùm bờ rào- Ảnh 2.

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, cho biết trước kia khi lương thực còn thiếu, người dân vẫn thường sử dụng rau sam làm thức ăn.

Bên cạnh đó, loại rau này có vị hơi chua rất đặc trưng nên thường dùng trong các bài thuốc điều trị đường tiêu hóa. Ngày nay khi thực phẩm nhiều, rau quả phong phú, mọi người cũng ít dùng rau sam trong các bữa ăn hơn.

Nếu như ở Việt Nam rau sam là loại rau dại chẳng được mấy người chú ý tới, thì tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Hà Lan... đều dùng làm thuốc và rau ăn. Điều đáng nói, người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp dùng rau sam trong rất nhiều món ăn, người Mỹ dùng rau sam trộn giấm.

Đặc biệt, trong một nghiên cứu tại Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy trong rau sam có chứa nhiều axit hữu cơ, kali nitrat và các muối kali khác. Trong rau sam có nhiều muối kali oxalat, một số chất giúp thông tiểu nên có tác dụng giải độc. Người dân Đài Loan dùng rau sam để làm thuốc chữa bệnh cước thủy thũng, tiểu tiện khó khăn.

2 loại rau dễ là nơi 2 loại rau dễ là nơi "tổ ký sinh trùng" ẩn náu, nhất là cái số 1ĐỌC NGAY

Y thư cổ của Trung Quốc còn ghi chép lại nhiều tác dụng dược lý của rau sam như làm co nhỏ mạch máu, ức chế sự phát triển của trùng lỵ.

Tài liệu Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã nghiên cứu (năm 1972), rau sam Việt Nam có 1,4% protit, 3% gluxit, 85mg % canxi, 1,5mg sắt, 26mg % vitamin C, 0,32mg % caroten, 0,03mg % vitamin B1, 0,11mg % B2, 0,7mg % PP… (*)

Rau sam gặp đất ẩm là lan mạnh, phát triển tốt mà không cần dùng hóa chất, thực sự là loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốc nhất chợ.

Với những dược tính quý và những giá trị dinh dưỡng có trong rau sam thì loại rau này được dùng như là thuốc bổ, rẻ tiền sẵn có trong tự nhiên.

- Dùng rau sam chữa hắc lào: Rau sam 40g, củ riềng 20g, vỏ chuối xanh 10g. Cả 3 nguyên liệu trên giã nát lấy nước bôi vào vị trí bị hắc lào, ngày bôi 4-5 lần.

- Rau sam chữa ghẻ: Rau sam 30g, lá xoan 20g, lá đào 10g, rửa sạch lá giã nát ngâm rượu và dùng bôi lên vùng da ghẻ lở.

Lương y Trung cho hay có thể dùng rau sam chữa viêm ruột, kiết lỵ bằng cách: rau sam tươi 30g đun lấy nước uống. Trường hợp trẻ con bị rôm sảy lấy rau sam tươi giã vắt nước tắm cho trẻ.

Trúc Chi (t/h)