Bản tin 9/10: Thông tin vụ cô giáo nhập viện, học sinh nghỉ học vì mùi hôi "lạ"

Admin
Thông tin vụ cô giáo nhập viện, học sinh nghỉ học vì mùi hôi "lạ"; Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo...

Thông tin vụ cô giáo nhập viện, học sinh nghỉ học vì mùi hôi "lạ"

Bản tin 9/10: Thông tin tin vụ cô giáo nhập viện, học sinh nghỉ học vì mùi hôi

Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh.

Chiều 8/10, ông Phạm Văn Thái, Chủ tịch UBND phường Tân Lợi, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cho biết, hiện vẫn chưa xác định được nguồn gốc mùi hôi lạ khiến 2 cô giáo phải nhập viện.

"Chiều nay, chúng tôi phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố tiếp tục xuống kiểm tra, rà soát diện rộng. Hai cô giáo phải nhập viện sau khi ngửi phải mùi lạ (như mùi thuốc trừ sâu) hiện sức khỏe đã ổn định", ông Thái chia sẻ với Người Lao Động.

Còn theo bà Kiều Hà Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, sáng cùng ngày, tại khu vực trường xuất hiện mùi lạ nồng nặc bay vào các phòng học khiến 2 cô giáo của trường ói mửa, ngất xỉu phải đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tp.Buôn Ma Thuột cấp cứu.

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, nhà trường đưa các em vào trong lớp học, đóng kín cửa và mở quạt. Một vài học sinh sau đó bị mệt, tuy nhiên, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, sáng 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo.

Báo cáo việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban của Quốc hội đối với dự án Luật Nhà giáo, dự thảo Luật Nhà giáo đã được rà soát, xác định rõ đối tượng áp dụng và điều chỉnh tại Điều 2 của dự thảo Luật.

Theo đó, áp dụng đối với nhà giáo được tuyển dụng, làm việc toàn thời gian trong các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (không phân biệt công lập, tư thục, bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài).

Trên cơ sở đó, các chính sách trong dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng, ngoài các Điều, Khoản được quy định chung, một số nội dung chính sách được thiết kế riêng cho từng nhóm đối tượng: Nhà giáo công lập (gồm chế tài theo luật viên chức và các quy định riêng); nhà giáo ngoài công lập; nhà giáo người nước ngoài (gồm chế tài theo Bộ luật lao động và các quy định riêng).

VN-Index thoát chuỗi giảm điểm, LPB gây chú ýVN-Index thoát chuỗi giảm điểm, LPB gây chú ýĐỌC NGAY

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, cách đây 76 năm (ngày 11/6/1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Thi đua ái quốc", chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Lời kêu gọi của Bác như lời hiệu triệu non sông, đã cổ vũ, truyền cảm hứng, động viên, khích lệ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, có nhiều sáng kiến, cải tiến trong lao động, sản xuất và chiến đấu, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục và hội nhập quốc tế của cả nước. 

Với truyền thống là "Thành phố gương mẫu cho cả nước", Hà Nội luôn đi đầu và triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước; đặc biệt, sự đổi mới, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua đã góp phần tạo ra khí thế thi đua mới, đồng bộ và rộng khắp, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân Thủ đô, phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra.

Xem thêm!

Trúc Chi (t/h)