Cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhỏ nhờ kết nối thương mại điện tử

Admin
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể có cơ hội phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ nhờ kết nối thương mại điện tử.

Trao cơ hội cho các đơn vị sản xuất nhỏ và vừa 

Sáng 24/9, hội thảo "Hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua thương mại điện tử cấp miền Trung – Tây Nguyên" được Bộ Công Thương phối hợp UBND tỉnh Bình Định tổ chức tại Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Theo đánh giá, với đặc thù có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể lớn, việc kết nối và quảng bá sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã tạo ra bước ngoặt lớn cho các đơn vị ở Bình Định.

Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua TMĐT cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên diễn ra tại Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ngày 24/9. Ảnh: Thu Dịu

Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua TMĐT cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên diễn ra tại Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ngày 24/9. Ảnh: Thu Dịu

Ông Nguyễn Đình Kha – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định, cho hay, TMĐT đang "nở rộ", ở Bình Định trong giai đoạn từ 2021 – 2024, Sở hỗ trợ 45 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh xây dựng website TMĐT; hỗ trợ 40 doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR code, chip NFC, công nghệ blockchain...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Đã có 20 doanh nghiệp của tỉnh tham gia sàn TMĐT lớn của thế giới; 8 doanh nghiệp xây dựng, sử dụng chương trình tối ưu hóa hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp thông qua các công cụ e-business cụ thể là phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng.

Cùng với đó, Sở Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh TMĐT theo mô hình B2C chứng nhận website TMĐT uy tín; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng bộ giải pháp hỗ trợ kinh doanh trực tuyến để giúp các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ triển khai ứng dụng TMĐT...

Theo ông Kha, hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của TMĐT và nâng cao năng lực nội tại của đơn vị bằng cách nâng cao nhận thức các nhà quản lý về TMĐT.

Tham gia hội thảo có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phát triển thương mại điện tử, các doanh nghiệp địa phương. Ảnh: Thu Dịu

Tham gia hội thảo có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phát triển thương mại điện tử, các doanh nghiệp địa phương. Ảnh: Thu Dịu

Phần lớn doanh nghiệp đã nhận thấy được hiệu quả gia tăng khi ứng dụng TMĐT. Cùng với đó, các động thái trong việc áp dụng công nghệ TMĐT, đa dạng trong các kênh mua bán, tiếp thị; nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ là cơ sở giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Cảnh Duy – chủ cơ sở sản xuất sản phẩm trà thảo mộc CAZIN (sản phẩm OCOP của tỉnh Bình Định), cho hay, nhờ TMĐT, các sản phẩm trà thảo mộc CAZIN "phủ sóng" ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên. CAZIN kết nối với bạn hàng qua các kênh như zalo, facebook, các nền tảng TMĐT kênh bán bán hàng trực tuyến của bưu điện...

Hội Doanh nhân trẻ Bình Định giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hội viên tại triển lãm. Ảnh: Thu Dịu

Hội Doanh nhân trẻ Bình Định giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hội viên tại triển lãm. Ảnh: Thu Dịu

Theo ông Nguyễn Hoàng Đức Hậu – Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Bình Định, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh gặp phải những khó khăn như thiếu thông tin, không có cơ hội tiếp cận thị trường và kết nối với các đối tác... Việc tham gia vào mạng lưới kết nối các doanh nghiệp cùng chung một ngành nghề, doanh nghiệp TMĐT là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp của tỉnh nói chung, trong đó là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khai phá tiềm năng với thương mại điện tử

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đều cho rằng TMĐT mở ra một thời kỳ mới cho đối với sản xuất và bán hàng.

Sản phẩm đặc trưng Bình Định với đầy đủ thông tin xuất xứ trên mã QR. Ảnh: Thu Dịu

Sản phẩm đặc trưng Bình Định với đầy đủ thông tin xuất xứ trên mã QR. Ảnh: Thu Dịu

Nói về điều này, ông Võ Văn Khanh – Trưởng Đại diện Hiệp hội TMĐT Việt Nam khu vực miền Trung, Tây Nguyên, cho hay: "Quy mô thị trường bán lẻ TMĐT ở Việt Nam tăng trưởng nhanh, năm 2023 tăng trưởng 25%. Thị trường TMĐT phát triển mạnh, trong lúc này sự vào cuộc của nhà nước –đơn vị cung cấp giải pháp – nhà sản xuất – nguồn nhân lực tạo thành chuỗi kết nối và hình thành mạng lưới TMĐT lớn mạnh, thúc đẩy phát triển".

Ông Khanh nhấn mạnh thêm, việc hình thành mạng lưới TMĐT khu vực miền Trung – Tây Nguyên là bước đầu tiên trong việc mở cánh cửa kết nối doanh nghiệp ở khu vực này với các thị trường quốc tế.

Tương tự, bà Trương Kim Thoa – đại diện sàn TMĐT Alibaba, cho rằng, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp địa phương tham gia vào xuất khẩu. TMĐT cung cấp giải pháp phù hợp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp trong quá trình phát, giúp giải bài toán về tài chính phù hợp.

Bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương). Ảnh: Thu Dịu

Bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương). Ảnh: Thu Dịu

Bà Lê Hoàng Oanh – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cho hay, TMĐT đang là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế cũng như nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng luôn không ngừng thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp trong thời đại số phải luôn biết cách thích nghi để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng.

Hội thảo hôm nay để chúng ta cùng nhau thảo luận và tìm ra những giải pháp tối ưu hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường thông qua các nền tảng TMĐT.

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại hội thảo.

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại hội thảo.

Cùng với đó, ông Nguyễn Tự Công Hoàng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho rằng, hội thảo này là một cơ hội tốt cho các nhà sản xuất ở Bình Định. Những chia sẻ từ các doanh nghiệp, các chuyên gia giúp cho các doanh nghiệp Bình Định định hình rõ hơn về thị trường bán lẻ TMĐT, tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, thách thức để phát triển tốt hơn.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức khai mạc khu triển lãm các mô hình công nghệ trong thương mại điện tử và các sản phẩm đăng ký tham gia tại Quảng trường Chiến Thắng, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là một trong những sự kiện trọng điểm thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia năm 2024.

Khu triển lãm quy tụ gần 50 gian hàng trưng bày của các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thương mại điện tử như: quản lý kho hàng, logistics, bán hàng trực tuyến, thanh toán không tiền mặt, các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm miền núi của các tỉnh thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai.

Trong đó có, 6 doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới; 6 doanh nghiệp cung cấp giải pháp thương mại điện tử, 2 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics xuyên biên giới và một đơn vị tư vấn pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử.

Sự kiện diễn ra trong 2 ngày (24-25/9), trong suốt thời gian diễn ra sự kiện, sẽ có các phiên bản livestream trực tiếp tại không gian triển lãm để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP; sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Định và khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Những phiên livestream này sẽ giúp kết nổi sản phẩm chất lương của địa phương đến người tiêu dùng trong và ngoài nước một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Nửa đầu năm, tổng doanh thu 5 sàn thương mại điện tử ước đạt gần 144.000 tỷ đồngNửa đầu năm, tổng doanh thu 5 sàn thương mại điện tử ước đạt gần 144.000 tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2024, 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop ghi nhận doanh số 143.900 tỷ đồng.