Đề nghị nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức

Admin
(PNTĐ) - Chiều 27/6, UBND huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2024-2025.

Tin liên quan

Khởi công xây dựng công viên Gia Lâm rộng 14ha, tổng đầu tư 286 tỷ đồng

Hội LHPN huyện Gia Lâm: Nhiều kết quả nổi bật trong nửa đầu nhiệm kỳ đại hội

Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học báo cho biết, phát triển chính quyền số, bộ phận một cửa huyện và 22 xã, thị trấn được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 4379/QĐ-UBND ngày 10/11/2022 của UBND thành phố Hà Nội. 

Đề nghị nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học báo cáo.

6 tháng đầu năm 2024, toàn huyện tiếp nhận và giải quyết 53.100 hồ sơ thủ tục hành chính, tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến đạt 17,6%; 100% hồ sơ thủ tục hành chính được trả kết quả đúng hạn/trước hạn; 100% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết và số hoá hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố Hà Nội. 

100% cơ quan chuyên môn, đơn vị, UBND xã, thị trấn; cán bộ công chức, viên chức từ huyện đến xã, thị trấn được cấp chữ ký số chuyên dùng và ứng dụng trong việc trao đổi văn bản điện tử qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp. 

Về phát triển kinh tế số, huyện Gia Lâm đã chủ động, tích cực triển khai hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Nổi bật như lĩnh vực Văn hóa - Thông tin - Du lịch. 

Đề nghị nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức - ảnh 2
Quang cảnh hội nghị.

Huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện các bước để triển khai Dự án nâng cấp đài truyền thanh các xã, thị trấn sang đài truyền thanh ứng dựng công nghệ thông tin - viễn thông tại 100% các xã, thị trấn trên địa bàn; hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án “Số hoá các di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng và các di sản văn hoá phi vật thể, làng nghề truyền thống; xây dựng hệ thống thông tin giới thiệu quảng bá phát triển du lịch trên địa bàn huyện Gia Lâm”.

Về việc rà soát các vị trí, đề xuất lắp đặt 24 bảng tin điện tử công cộng trên địa bàn, huyện đã triển khai bảo đảm chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra (cấp huyện có bảng tin điện tử cỡ lớn; mỗi xã, thị trấn có 1 bảng điện tử công cộng) phục vụ công tác tuyên truyền thông tin thiết yếu tới người dân và các nhiệm vụ chính trị của đất nước, Thủ đô và huyện.

Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, huyện thực hiện thí điểm Học bạ số tại 100% các trường Tiểu học và THCS; cập nhật hồ sơ giảng dạy, hồ sơ của tổ chuyên môn lên hệ thống hồ sơ điện tử; xây dựng kho học liệu điện tử, thiết bị dạy học số cập nhật lên website nhà trường...

Với lĩnh vực Y tế, công tác liên thông, cập nhật dữ liệu, chuẩn hoá hồ sơ trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành: Tính đến hết tháng 5/2024, có  265.249 người được tạo hồ sơ, trong đó có 99,99% số hồ sơ đã chuẩn hóa; 88,3% số hồ sơ có căn cước công dân/mã định danh công dân; 86,25% số hồ sơ có số điện thoại; tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa 138.757/318.818 người, đạt 43,5%...

Đề nghị nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức - ảnh 3
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng phát biểu tại hội nghị.

Huyện Gia Lâm kiến nghị, đề xuất với Sở Thông tin và Truyền thông và UBND Thành phố quan tâm, hỗ trợ chính sách đặc thù thu hút nhân lực chuyên môn chất lượng cao để tham mưu triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số; đối với chuyển đổi số lĩnh vực lĩnh vực văn hoá nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch, huyện còn gặp khó khăn.

Đồng thời, quy hoạch các vị trí xây dựng trạm BTS trên địa bàn thành phố nói chung, huyện Gia Lâm nói riêng; hạ tầng viễn thông; việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về an toàn thông tin, chuyển đổi số cho cán bộ, công chức và đội ngũ làm công tác chuyển đổi số; dịch vụ công trực tuyến, đường truyền trong giải quyết thủ tục hành chính; 

Tại hội nghị, trên cơ sở các kiến nghị của huyện Gia Lâm, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các phòng, ban liên quan của Sở đã giải đáp, tháo gỡ những vấn đề thuộc thẩm quyền.

Đề nghị nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức - ảnh 4
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng và Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền khảo sát tại thị trấn Trâu Quỳ.

Trước khi vào hội nghị, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng và Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Đặng Thị Huyền cùng đoàn công tác đi khảo sát thực tế tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính xã Đặng Xá, thị trấn Trâu Quỳ và UBND huyện Gia Lâm.

Tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính tại xã Đặng Xá, nhiều công dân đến thực hiện các thủ tục hành chính. Đến bộ phận 1 cửa để làm thủ tục chứng thực sao y bản chính giấy chứng nhận quyển sử dụng đất, bà Nguyễn Thị Dương, ở thôn Đổng Xuyên, xã Đặng Xá cho biết: Cán bộ ở đây rất nhiệt tình hướng dẫn người dân làm thủ tục theo quy định, chỉ 5 phút sau, bà Dương đãn nhận được kết quả. 

Đề nghị nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức - ảnh 5
Đoàn công tác kiểm tra tại bộ phận một cửa thị trấn Trâu Quỳ.

Đến bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính xã Đặng Xá để làm thủ tục trích lục hộ tịch, anh Nguyễn Hoàng Thiện ở thôn Lam Cầu, xã Dương Quang (huyện Gia Lâm) được công chức Nguyễn Viết Học tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính trên dịch vụ công trực tuyến tại máy tính của bộ phận. Anh Thiện cũng thực hiện thanh toán phí qua quét mã QR.