Điểm danh 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lợi hại nhất

Admin
Trong số những tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo SSBN hàng đầu thế giới, có 5 lớp là lớp Typhoon và lớp Delta IV của Nga, lớp Ohio và lớp Columbia của Mỹ, và lớp Vanguard của Vương quốc Anh.

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) đóng vai trò quan trọng trong bộ 3 hạt nhân của các cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới.

Là bệ phóng cho tên lửa đạn đạo khai hỏa từ tàu ngầm (SLBM) với đầu đạn hạt nhân, những "siêu thủy quái" này đã trở thành hệ thống vũ khí chính trong Chiến tranh Lạnh vì khả năng răn đe hạt nhân của chúng.

Chúng có thể khai hỏa tên lửa nhằm vào mục tiêu cách xa hàng nghìn km, trong khi khả năng làm giảm tiếng ồn khiến chúng khó bị phát hiện hơn (khả năng tàng hình). Tất cả giúp chúng trở thành lực lượng răn đe có thể sống sót trong trường hợp bị tấn công phủ đầu.

Hải quân trên toàn thế giới đang tăng cường khả năng tác chiến dưới nước bằng cách đưa vào biên chế các tàu ngầm tiên tiến, chủ yếu là để giành lợi thế bất đối xứng so với đối thủ và bảo vệ lợi ích quốc gia. Ảnh: Asian Military Review

Trong số những tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo SSBN lợi hại nhất thế giới, có 5 lớp tàu ngầm, bao gồm lớp Typhoon và lớp Delta IV của Nga, lớp Ohio và lớp Columbia của Mỹ, và lớp Vanguard của Vương quốc Anh.

Lớp Typhoon (Akula), từng là lớp lớn nhất từng được chế tạo, là đối trọng với lớp Ohio. Lớp Columbia sắp ra mắt sẽ thay thế lớp Ohio, trong khi lớp Vanguard và lớp Delta IV nổi bật vì khả năng tiên tiến của chúng.

Điểm danh 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lợi hại nhất- Ảnh 2.

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Ohio USS Maine đến Guam, ngày 18/4/2023. Ảnh:TWZ

Tàu ngầm SSBN lớp Typhoon

Năm ngoái, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân Dmitry Donskoy của Hải quân Nga trở thành tâm điểm chú ý khi nó ngừng hoạt động sớm hơn dự kiến. Dmitry Donskoy là tàu dẫn đầu Dự án 941 lớp Akula của Liên Xô, với định danh NATO là Typhoon.

Mặc dù lớp tàu cũ kỹ này ban đầu được phát triển để chống lại tàu ngầm Ohio của Hải quân Mỹ, nhưng Typhoon không còn dẫn đầu hạm đội trên biển của Nga nữa.

Tuy nhiên, những "siêu thủy quái" huyền thoại khổng lồ này vẫn được đánh giá cao. Với lượng giãn nước khi lặn khoảng 48.000 tấn, Typhoon là tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo. Về mặt vũ khí, Typhoon có khả năng phóng tên lửa hạt nhân tầm xa ngay cả khi neo đậu tại bến tàu.

Tham khảo thêm
Tàu ngầm hạt nhân Borei-A: “Siêu thuỷ quái” yên tĩnh nhất, đáng sợ nhất

Tàu ngầm SSBN lớp Ohio

Là nòng cốt của lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của quân đội Mỹ, SSBN lớp Ohio chắc chắn được xếp hạng cao về sức mạnh. Trên thực tế, các tàu ngầm thuộc lớp Ohio của Hải quân Mỹ mang theo khoảng một nửa số đầu đạn nhiệt hạch chiến lược đang hoạt động của nước này.

Hiện tại, lực lượng này sở hữu 14 SSBN lớp Ohio, ngoài ra còn có 4 tàu ngầm tên lửa hành trình (SSGN) cũng thuộc lớp Ohio.

Đáng chú ý là những "siêu thủy quái" SSBN này có khả năng mang theo hai chục tên lửa Trident II, trong khi các SSGN có thể mang theo 154 tên lửa hành trình Tomahawk ngoài tên lửa chống hạm Harpoon phóng bằng ngư lôi và chúng có tính linh hoạt cao hơn nhiều so với những người anh em SSBN của chúng.

Tham khảo thêm
“Số phận” không tránh khỏi của tàu ngầm hạt nhân Ohio“Số phận” không tránh khỏi của tàu ngầm hạt nhân Ohio

Tàu ngầm SSBN lớp Columbia

Các tàu ngầm lớp Columbia sắp ra mắt của Hải quân Mỹ sẽ thay thế các tàu lớp Ohio khi chúng được đưa vào sử dụng.

Mặc dù lớp Columbia gây chú ý vì sự chậm trễ trong quá trình sản xuất, nhưng các tàu Columbia chắc chắn sẽ đại diện cho những tàu tốt nhất trong số những tàu tốt nhất khi chúng thực sự ra khơi.

Mặc dù nhiều chi tiết và thông số kỹ thuật liên quan đến lớp Columbia vẫn được phân loại là tuyệt mật, nhưng những con thủy quái này sẽ được trang bị 16 ống phóng tên lửa để khai hỏa tên lửa đạn đạo Trident II D5.

Tham khảo thêm

Tàu ngầm SSBN lớp Vanguard

Lớp tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh được coi là một trong những loại tàu tốt nhất cùng loại. Được phát triển tại Anh để phục vụ như một lực lượng răn đe hạt nhân trên biển, tất cả các tàu này đều được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 21 inch và có thể mang theo tới 16 ngư lôi hạng nặng Spearfish.

Các tên lửa đạn đạo được trang bị trên những chiếc Vanguard có thể bắn tới các mục tiêu cách xa tới 4.000 dặm (xấp xỉ 6.440 km). Lớp Vanguard là tàu ngầm lớn nhất được sản xuất tại "xứ sở sương mù), có lượng giãn nước gần 16.000 tấn khi lặn.

Tham khảo thêm
Tàu ngầm hạt nhân Vanguard sở hữu loại vũ khí khiến mọi đối thủ e ngạiTàu ngầm hạt nhân Vanguard sở hữu loại vũ khí khiến mọi đối thủ e ngại

Tàu ngầm SSBN lớp Delta IV

Trong hơn 5 thập kỷ, tàu ngầm lớp Delta do Liên Xô thiết kế đã trở thành trụ cột của hạm đội tàu ngầm chiến lược của Liên Xô trước đây và sau này là Nga. Phiên bản mới nhất – lớp Delta IV – được trang bị những khả năng hiện đại nhất.

Mỗi tàu thuộc lớp Delta IV được trang bị 16 tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng R-29RMU Sineva, mỗi tên lửa có thể mang 4-8 đầu đạn. Ngày nay, 6 tàu ngầm lớp Delta IV còn lại đang phục vụ dự kiến sẽ được thay thế bằng dòng tàu ngầm chiến lược Borei mới.

Minh Đức (Theo National Interest, CSP.Navy)