Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch dự trữ các khoáng sản quan trọng như một biện pháp phòng ngừa khả năng gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị, tờ Financial Times đưa tin hôm 5/7, trích dẫn một dự thảo tài liệu của Ủy ban châu Âu (EC).
"EU đang phải đối mặt với bối cảnh rủi ro ngày càng phức tạp và xấu đi, được đánh dấu bằng căng thẳng địa chính trị gia tăng, bao gồm xung đột, tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và các mối đe dọa hỗn hợp và tấn công mạng", tài liệu mà báo Anh được tiếp cận cho thấy.
Theo tài liệu của cơ quan điều hành EU, các quốc gia thành viên được yêu cầu phối hợp cung cấp thực phẩm, thuốc men và thậm chí cả nhiên liệu hạt nhân dự phòng, đồng thời đẩy nhanh việc dự trữ các mặt hàng cấp EU như module sửa chữa cáp nhằm đảm bảo phục hồi nhanh chóng sau các sự cố gián đoạn năng lượng hoặc cáp quang.
Cơ quan này đặc biệt lưu ý đến việc dự trữ các khoáng sản quan trọng như đất hiếm và nam châm vĩnh cửu, là những mặt hàng cực kỳ quan trọng đối với các hệ thống năng lượng và quốc phòng.

Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt đám cháy trên hòn đảo nổi tiếng Crete ở Địa Trung Hải, tháng 7/2025. Ảnh: Getty Images
Chiến lược này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của EU nhằm cải thiện an ninh và khả năng phục hồi của khối 27 quốc gia trước các mối đe dọa hỗn hợp.
EU cũng dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu hơn nhiều khu vực khác vì khí hậu ở lục địa này đang nóng lên nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu.
Ví dụ, tuần qua, các vụ cháy rừng ở Crete đã buộc 5.000 người phải sơ tán khỏi hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất của Hy Lạp và lớn thứ năm tại Địa Trung Hải này.
Trong một báo cáo do EU ủy quyền vào tháng 10 năm ngoái, cựu Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết an ninh nên được coi là "lợi ích công cộng" và kêu gọi tư duy chuẩn bị.
Về việc tích trữ, ông cho biết Brussels nên "xác định các mục tiêu để đảm bảo mức độ chuẩn bị tối thiểu trong các tình huống khủng hoảng khác nhau, bao gồm cả trường hợp xảy ra xung đột vũ trang hoặc gián đoạn quy mô lớn chuỗi cung ứng toàn cầu".
Vào tháng 3 năm nay, EU cũng đã khuyến cáo Tham khảo thêm

