“Hắc điểu” SR-71 Blackbird: Tốc độ làm nên huyền thoại

Admin
SR-71 Blackbird (Hắc điểu) do gã khổng lồ quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sản xuất, được biết đến là máy bay phản lực có người lái nhanh nhất trong lịch sử.

Mặc dù đã "nghỉ hưu" gần 1/4 thế kỷ, máy bay trinh sát SR-71 Blackbird vẫn vượt trội so với các máy bay cùng thời, và thậm chí huyền thoại về chú "chim sắt" đen huyền này vẫn còn được viết tiếp cho đến ngày nay.

Khoảng 59 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, "Hắc điểu" vẫn vững vàng trên bục vinh quang của những máy bay phản lực có người lái nhanh nhất trong lịch sử, danh hiệu mà chưa một máy bay nào có thể thách thức.

“Hắc điểu” SR-71 Blackbird: Tốc độ làm nên huyền thoại- Ảnh 1.

Máy bay trinh sát SR-71 Blackbird đã cung cấp thông tin tình báo quan trọng cho Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Ảnh: The Aviation Geek Club

Máy bay trinh sát SR-71 là máy bay phản lực nhanh nhất thế giới và là thành viên tiên tiến nhất trong gia đình Blackbird do nhóm "Skunk Works" của Lockheed Aircraft Corporation (sau này là Lockheed Martin) phát triển. SR-71 đã tích lũy được gần 2.800 giờ bay trong suốt thời gian phục vụ trong Không quân Mỹ.

"Hắc điểu" được thiết kế để bay sâu vào lãnh thổ thù địch, sử dụng tốc độ cực nhanh và độ cao lớn để tránh bị đối phương đánh chặn. Trong suốt gần 25 năm phục vụ, Blackbird nổi tiếng với thành tích né tránh được hơn 4.000 quả tên lửa từng nhắm vào nó.

Blackbird được thiết kế để bay ở tốc độ "Mach 3+", nhanh hơn 3 lần tốc độ âm thanh, hoặc hơn 2.200 dặm/giờ (3.540 km/h) và ở độ cao lên tới 85.000 feet (25.908 m).

"Nhanh hơn những gì được công bố rộng rãi. Tốc độ bay chính thức của Blackbird là Mach 3.2", chuyên gia nghiên cứu và phân tích hàng không Tim Yarrow khẳng định.

Tuy nhiên, "nhanh như cắt" không đồng nghĩa với "bất khả chiến bại", và "Hắc điểu" không phải ngoại lệ.

Mặc dù không máy bay chiến đấu hoặc tên lửa nào của Liên Xô có thể bắt kịp "Habu" – nickname của SR-71 Blackbird – khi nó đang bay trên bầu trời, nhưng cỗ máy già nua này vẫn thất bại trong các hoạt động huấn luyện mô phỏng với tên lửa AIM-54 Phoenix và AIM-7 Sparrow.

Tất nhiên Blackbird cũng không phải là đối thủ của những cỗ tiêm kích mới hơn của Mỹ, di chuyển chậm hơn nhưng có khả năng cao hơn, như Grumman F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ và McDonnell Douglas F-15 Eagle của Không quân Mỹ.

“Hắc điểu” SR-71 Blackbird: Tốc độ làm nên huyền thoại- Ảnh 2.
“Hắc điểu” SR-71 Blackbird: Tốc độ làm nên huyền thoại- Ảnh 3.
“Hắc điểu” SR-71 Blackbird: Tốc độ làm nên huyền thoại- Ảnh 4.
“Hắc điểu” SR-71 Blackbird: Tốc độ làm nên huyền thoại- Ảnh 5.
“Hắc điểu” SR-71 Blackbird: Tốc độ làm nên huyền thoại- Ảnh 6.

Máy bay trinh sát SR-71 Blackbird. Ảnh: The Aviation Geek Club, Simple Flying

Về hình dạng, SR-71 được thiết kế dựa trên máy bay "tàng hình" tiên phong Lockheed A-12, với tiết diện radar (RCS) giảm, nhưng SR-71 dài hơn và nặng hơn, để có thể chứa nhiều nhiên liệu hơn và phi hành đoàn gồm 2 người trong buồng lái song song.

Sau khi sự tồn tại của SR-71 được công bố với công chúng vào tháng 7/1964, nó đã đi vào hoạt động trong Không quân Mỹ (USAF) vào tháng 1/1966.

Năm 1989, USAF đã cho nghỉ hưu SR-71, chủ yếu là vì lý do chính trị, mặc dù một số "Hắc điểu" đã được đưa trở lại phục vụ trong thời gian ngắn vào những năm 1990, trước khi cho nghỉ hưu lần thứ hai vào năm 1998.

NASA là đơn vị cuối cùng vận hành Blackbird, sử dụng nó như một nền tảng nghiên cứu, cho đến khi nó được cho nghỉ hưu một lần nữa và có vẻ là vĩnh viễn vào năm 1999.

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Khai hỏa tên lửa TAipers từ pháo tự hành Tigon 8x8: “Song kiếm hợp bích”Khai hỏa tên lửa TAipers từ pháo tự hành Tigon 8x8: “Song kiếm hợp bích”
Tham khảo thêm
Khai hỏa tên lửa Tomahawk từ tàu ngầm hạt nhân Ohio: Uy lực đáng kinh ngạcKhai hỏa tên lửa Tomahawk từ tàu ngầm hạt nhân Ohio: Uy lực đáng kinh ngạc

Minh Đức (Theo National Interest)