Do vậy, ngày càng có nhiều chính sách mới về y tế công cộng được đưa ra nhằm giúp người hút thuốc cai được thuốc lá điếu, dù là cai hoàn toàn hoặc chuyển đổi sang các sản phẩm không khói với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn (hay còn được biết đến là giải pháp giảm tác hại cho người hút thuốc).
Các hành vi nghiện ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Bất cứ hành vi nghiện nào cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Thậm chí có những hành vi như nghiện rượu hay nghiện thuốc lá (nghiện nicotine) còn dẫn đến nguy cơ gây ung thư và các bệnh lý khác.
Rượu là chất độc hại, gây ảo giác và gây nghiện, đã được phân loại là chất gây ung thư Nhóm 1 cách đây nhiều thập kỷ, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC). Mặt khác, uống rượu có thể gây ra ít nhất 7 loại ung thư: miệng, thực quản, họng và thanh quản, gan, đại tràng, trực tràng và vú.
Trong khi đó, mặc dù nicotine không gây ra ung thư, nhưng nghiện nicotine là từ việc hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có hơn 100 chất gây ung thư, khiến người hút các loại thuốc lá đốt cháy có nguy cơ mắc ung thư cao.
Nghiện thuốc lá hay nghiện rượu đều không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng ở các mức độ khác nhau. Nghiện rượu dẫn đến mất sự kiểm soát hành vi, từ đó có thể gây ra các tai nạn nghiêm trọng. Trong khi đó, hút thuốc lá đốt cháy sẽ tạo ra khói gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người xung quanh.
Uống rượu và hút thuốc lá điếu thuộc top 10 hành vi gây hại cao nhất cho sức khỏe. Nguồn: Effects of Smoking & Drinking on Your Health
Trong khi giải pháp "bia không cồn" được áp dụng để ứng phó với hành vi nghiện rượu, thì trong lĩnh vực thuốc lá, đó chính là các sản phẩm thay thế không khói thuốc nhằm giảm tác hại cho người hút thuốc lá điếu.
Hiện các sản phẩm thuốc lá không khói này (như thuốc lá ngậm, thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử…) cũng đang được liên tục nghiên cứu sâu rộng ở nhiều quốc gia. Mục tiêu chung của các nước là nhằm tìm ra giải pháp trung dung và hiệu quả để thúc đẩy sớm tiến trình chuyển đổi hoàn toàn từ thuốc lá điếu đốt cháy sang các sản phẩm thay thế có khả năng giảm nguy cơ gây hại hơn lên sức khỏe cộng đồng. Từ đó dần dần tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuốc lá ra khỏi đời sống trong tương lai.
Tiềm năng giảm tác hại toàn diện đối với sức khỏe của các sản phẩm không khói
Nghiên cứu đăng trên The New England Journal of Medicine của Vương quốc Anh đã chỉ ra rằng, việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói để thay thế thuốc lá điếu, kết hợp với chương trình tư vấn cai nghiện tiêu chuẩn, giúp quá trình cai thuốc lá trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn so với chỉ dựa vào tư vấn hành vi.
Cụ thể, trong thử nghiệm ngẫu nhiên với 1.246 người tham gia, nhóm sử dụng sản phẩm không khói đạt tỉ lệ cai thuốc liên tục sau 6 tháng là 28,9%, cao hơn đáng kể so với 16,3% ở nhóm chỉ nhận tư vấn và nỗ lực ngưng sử dụng thuốc lá. Các sản phẩm thay thế giúp giảm các triệu chứng khó chịu khi cai thuốc, chẳng hạn như cảm giác thèm nicotine hoặc căng thẳng, từ đó tăng khả năng duy trì cai nghiện. Nghiên cứu này cho thấy, sản phẩm thay thế không chỉ hỗ trợ về mặt tâm lý mà còn giảm nhẹ các rào cản sinh lý, giúp người nghiện dễ dàng tuân thủ và duy trì quá trình cai thuốc lâu dài hơn.
Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ về Y khoa (NCBI) cũng nhấn mạnh rằng, giảm thiểu tác hại là một chiến lược y tế cộng đồng hiệu quả trong kiểm soát lạm dụng chất gây nghiện và cải thiện sức khỏe tình dục. Theo khảo sát năm 2020 của công ty nghiên cứu Povaddo tại 20 quốc gia (bao gồm Việt Nam), 77% người trưởng thành tin rằng người hút thuốc cần được cung cấp thông tin đầy đủ về các sản phẩm thay thế ít gây hại hơn.
Bên cạnh nghiên cứu cho thấy khả năng hỗ trợ cai thuốc, việc sử dụng sản phẩm thay thế cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh có tiềm năng giảm thiểu tác hại. Viện Nghiên cứu Sản phẩm không khói Thượng Hải, Trung Quốc, cho thấy, sau khi chuyển sang sử dụng sản phẩm không khói trong vòng 2 tuần, nồng độ của 9 chỉ điểm sinh học trong mẫu nước tiểu của người dùng đã giảm đáng kể, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC).
Nghiên cứu năm 2023 của Croatia về sức khỏe răng miệng của người sử dụng thuốc lá không khói so với thuốc lá điếu[4]
Đặc biệt, một nghiên cứu khác được thực hiện tại Croatia so sánh sức khỏe răng miệng ở 3 nhóm: người không hút thuốc, người hút thuốc lá điếu và người dùng sản phẩm không khói. Kết quả cho thấy những người sử dụng các sản phẩm này có các chỉ số sức khỏe răng miệng tốt hơn đáng kể so với người hút thuốc lá điếu, chứng tỏ khí hơi từ sản phẩm không khói ít gây hại hơn đối với răng miệng.
Các sản phẩm thuốc lá không khói đang ngày càng được nhiều quốc gia, cơ quan y tế nghiên cứu, bổ sung thêm bằng chứng về tiềm năng không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống cho người hút thuốc mà còn tác động tích cực lên sức khỏe cộng đồng. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều quốc gia đã đặt mục tiêu trở thành quốc gia không khói thuốc (tỉ lệ hút thuốc lá điếu dưới 5%), trong đó đặt các sản phẩm thay thuốc lá không khói là công cụ hỗ trợ chiến lược.
PV